Chiến thuật DCA - Dollar Cost Averaging là gì?

Trên các thị trường tài chính ngoại hối, chứng khoán hay tiền điện tử, bên cạnh việc xây dựng những chiến lược giao dịch hiệu quả thì kỹ năng quản lý vốn, quản trị rủi ro cũng là yếu tố không nhỏ góp phần tạo nên sự thành công cho người chơi. Quy tắc quản lý rủi ro 2% của những nhà đầu tư chuyên nghiệp đã quá quen thuộc, thế nhưng chiến thuật DCA chắc vẫn còn xa lạ với nhiều trader.

Đây cũng được xem là một phương pháp đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro cho nguồn vốn nhờ giảm tác động từ những đợt biến động giá mạnh.Bài viết sau cùng đánh giá sàn tìm hiểu cụ thể hơn về chiến thuật này cũng như ưu và nhược điểm như thế nào?

1. Chiến thuật DCA là gì?

Chiến thuật DCA là gì?
Chiến thuật DCA là gì?

Chiến thuật DCA viết tắt của Dollar Cost Averaging là chiến thuật bình quân giá chi phí dollar hay chiến thuật bình quân hóa chi phí đầu tư. Tuy nhiên, trên thị trường, nhiều nhà đầu tư thường gọi với cái tên ngắn gọn hơn, đó là chiến thuật trung bình giá hay bình quân giá.

Theo như chiến thuật này, thay vì đầu tư tất cả số vốn đang có của mình vào một thời điểm nhất định thì người chơi sẽ chia nhỏ số vốn thành nhiều phần khác nhau,sau đó đầu tư vào tài sản theo định kỳ (ở những thời điểm đã xác định trước) mà không phụ thuộc vào giá của tài sản sẽ tăng hay giảm ở những thời điểm đó.

Chiến thuật DCA phù hợp những trader mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc mua đáy, bán đỉnh. Bên cạnh đó, DCA cũng phù hợp với các trader chứng khoán hay tiền điện tử bởi chiến thuật này sẽ hiệu quả và an toàn hơn với khả năng tận dụng lợi thế về tăng trưởng trong thời kỳ dài hạn.

Tuy nhiên, chiến thuật DCA cũng không thể ngăn chặn tổn thất trong khi thị trường giảm giá liên tục, sự tổn thất có thể được giảm bớt so với việc đầu tư toàn bộ vốn vào một lần nếu người chơi vận dụng chiến lược một cách hợp lý và hiệu quả.

2. Cách thực hiện chiến thuật DCA như thế nào?

Cùng theo dõi ví dụ sau để có thể hiểu rõ hơn về chiến thuật DCA

Cách thực hiện chiến thuật DCA như thế nào?
Cách thực hiện chiến thuật DCA như thế nào?

Joe làm việc tại ABC Corp. và có một kế hoạch đầu tư. Joe nhận được một khoản lương 1.000 đô la cứ hai tuần một lần. Anh quyết định phân bổ 10% tức là 100 đô la tiền lương của mình cho kế hoạch của chủ nhân. Anh ấy chọn đóng góp 50% phân bổ của mình cho Quỹ tương hỗ Large Cap và 50% vào Quỹ chỉ số S&P 500. Cứ sau hai tuần, 10% hoặc 100 đô la trong số tiền trả trước thuế của Joe sẽ mua trị giá 50 đô la của mỗi hai quỹ này bất kể giá của quỹ là bao nhiêu.

Bảng dưới đây cho thấy một nửa trong số 100 đô la đóng góp của Joe cho quỹ chỉ số S&P 500 trong 10 kỳ lương. Trong suốt mười lần trả lương, Joe đã đầu tư tổng cộng 500 đô la, hay 50 đô la mỗi tuần. Tuy nhiên, do giá của quỹ tăng và giảm trong vài tuần nên giá trung bình của Joe là 10,48 đô la. Mức trung bình cao hơn mức mua ban đầu của anh ấy, nhưng nó thấp hơn mức giá cao nhất của quỹ. Điều này cho phép Joe tận dụng những biến động của thị trường khi quỹ chỉ số tăng và giảm giá trị.

Cách thực hiện chiến thuật DCA như thế nào?
Cách thực hiện chiến thuật DCA như thế nào?

Điều quan trọng cần lưu ý là ví dụ về chiến lược tính trung bình theo chi phí đô la này hoạt động thuận lợi vì kết quả giả định của quỹ Chỉ số S&P 500 cuối cùng đã tăng trong khoảng thời gian được đề cập. Tính trung bình theo chi phí đô la cải thiện hiệu suất của một khoản đầu tư theo thời gian, nhưng chỉ khi khoản đầu tư tăng giá. Chiến lược này không thể bảo vệ nhà đầu tư trước rủi ro giá thị trường giảm.

Ý tưởng chung của chiến lược giả định rằng giá cả cuối cùng sẽ luôn tăng. Sử dụng chiến lược này trên một cổ phiếu riêng lẻ mà không biết về thông tin chi tiết của công ty có thể gây nguy hiểm vì chiến lược này có thể khuyến khích nhà đầu tư tiếp tục mua thêm cổ phiếu vào thời điểm họ chỉ cần thoát khỏi vị thế. Đối với các nhà đầu tư ít hiểu biết, chiến lược này ít rủi ro hơn đối với các quỹ chỉ số so với các cổ phiếu riêng lẻ.

Các nhà đầu tư sử dụng chiến lược trung bình theo chi phí đô la nói chung sẽ giảm cơ sở chi phí của họ trong một khoản đầu tư theo thời gian. Cơ sở chi phí thấp hơn sẽ dẫn đến ít thua lỗ hơn đối với các khoản đầu tư giảm giá và tạo ra lợi nhuận lớn hơn đối với các khoản đầu tư tăng giá.

3. Một số lưu ý khi sử dụng DCA

  • Chiến thuật DCA sẽ phát huy tính hiệu quả khi được áp dụng trong thị trường giảm giá ngắn hạn nhưng với kỳ vọng rằng tài sản sẽ tăng trưởng trong dài hạn.
  • Đối với thị trường chứng khoán, trader lựa chọn các cổ phiếu Bluechip, đối với thị trường tiền điện tử, nên lựa chọn các coin top, tránh các coin rác, do các cổ phiếu Bluechip hay các coin top thường đạt được sự tăng trưởng trong dài hạn.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giảm thiểu rủi ro do sự biến động mạnh của các tài sản riêng lẻ.

4. Ưu và nhược điểm của DCA

4.1. Ưu điểm

  • Chiến thuật DCA giúp giảm thiểu rủi ro cho trader hoặc có thể gia tăng lợi nhuận nếu áp dụng đúng thời điểm.
  • Với DCA, trader không cần phải nhọc tâm đi tìm một mức giá đẹp mà chỉ cần xác định đúng xu hướng trong dài hạn, xác định mức vốn đầu tư, chia số kỳ đầu tư và thực hiện theo đúng kế hoạch.
  • Chiến thuật DCA còn giúp trader không bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời trong thị trường gấu. Đối với các loại tài sản có tính tăng trưởng theo thời gian thì thị trường gấu là cơ hội tuyệt vời để áp dụng chiến thuật DCA.

4.2. Nhược điểm

  • Hạn chế lớn nhất của chiến thuật này là lợi nhuận thấp hơn khi mức giá bình quân đạt được quá cao.
  • Hạn chế tiếp theo là gia tăng chi phí giao dịch, việc chia nhỏ số vốn để đầu tư nhiều lần sẽ khiến trader tốn nhiều chi phí hơn nhưng không đáng kể.

Phần kết

Những thông tin trên mong rằng sẽ giúp ích được cho trader trong quá trình đầu tư. Chiến thuật DCA tuy không quá hoàn hảo nhưng nếu áp dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả giao dịch vô cùng lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *