Blue Chip là một trong những thuật ngữ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính, ngoại hối đặc biệt là những nhà đầu tư giao dịch trên thị trường chứng khoán. Vậy tóm lại cổ phiếu Blue Chip là gì? Loại cổ phiếu này có những yêu điểm gì mà nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Làm cách nào để có thể đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip? Cùng đánh giá sàn tìm hiểu ở bài viết sau.
1. Cổ phiếu Blue Chip là gì?
Thuật ngữ Blue Chip bắt nguồn từ trò chơi poker tại những sòng bài lớn trên thế giới. Trong trò chơi này, tiền được quy đổi sang các loại thẻ nhựa gồm nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu sắc ứng với một giá trị tiền tệ nhất định, ví dụ: một thẻ đỏ ứng với 10$, thẻ vàng 100$… trong đó, thẻ Chip màu xanh (Blue) là thẻ có giá trị cao nhất.
Cũng theo đó, Oliver Gingold – người đã từng làm việc tại công ty Dow Jones nổi tiếng đã đưa khái niệm cổ phiếu Blue Chip đến rộng rãi với nhà đầu tư. Oliver Gingold đã dùng thuật ngữ này để mô tả các cổ phiếu có giá trị cao, từ 200 USD trở lên trên thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, ngày nay, giá cổ phiếu không còn là tiêu chí quan trọng để đánh giá một Blue Chip nữa.
Được biết, cổ phiếu Blue Chip là những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn đến rất lớn, luôn nằm trong Top đầu các công ty cùng ngành. Các cổ phiếu Blue Chip đòi hỏi đáp ứng điều kiện về vốn hóa thị trường lớn, bên cạnh đó cũng phải đáp ứng một số điều kiện khác như thu nhập, cổ tức, giá cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng…
Tại những quốc gia khác nhau thì những tiêu chí này cũng khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế của quốc gia đó. Tại Mỹ, các cổ phiếu Blue Chip yêu cầu có vốn hóa thị trường từ 10 tỷ USD trở lên, còn tại Việt Nam, các cổ phiếu Blue Chip là những cổ phiếu có vốn hóa thị trường trên 10 nghìn tỷ đồng.
2. Đặc điểm của cổ phiếu Blue Chip
Mỗi nhóm cổ phiếu Blue Chip trên thị trường đều có một số đặc điểm nhất định, theo dõi một số đặc điểm tổng hợp sau của những loại cổ phiếu này dưới đây:
- Vốn hóa thị trường lớn: đây được xem là điều kiện đầu tiên để cổ phiếu của một công ty được xếp vào nhóm cổ phiếu Blue Chip. Trên thực tế, hầu hết các cổ phiếu Blue Chip của Mỹ luôn có vốn hóa vài trăm tỷ USD và các Blue Chip của Việt Nam là vài trăm nghìn tỷ đồng.
- Tiềm lực tài chính mạnh: công ty cổ phiếu này phải có xếp hạng tín dụng cao, số nợ thấp, tài sản tài chính lớn và đặc biệt là tài sản tiền mặt luôn luôn dồi dào.
- Có tốc độ tăng trưởng ổn định: tốc độ tăng trưởng thể hiện ở việc giá cổ phiếu Blue Chip của các công ty này có xu hướng tăng đều qua mỗi năm, tuy tốc độ tăng không quá cao nhưng đều và ổn định, tạo cảm giác an toàn cho nhà giao dịch. Điều này cũng minh chứng cho việc công ty hoạt động với hiệu quả cao và bền vững.
- Sản phẩm quen thuộc, thương hiệu nổi tiếng: các cổ phiếu trong nhóm Blue Chip đều là cổ phiếu của những công ty nổi tiếng hàng đầu thế giới được nhiều nhà đầu tư biết đến hoặc thương hiệu nổi tiếng khi chỉ cần nhắc đến tên công ty là mọi khách hàng đều nhận ra. Các lĩnh vực kinh doanh của các cổ phiếu Blue Chip cũng thường rất quen thuộc, là các dịch vụ hiện hữu trong đời sống hằng ngày như công nghệ, hàng tiêu dùng…
- Là công ty dẫn đầu ngành: các cổ phiếu nhóm Blue Chip luôn thuộc ít nhất top 3 các công ty cùng ngành và là công ty có tầm ảnh hưởng lớn đến các chỉ số của ngành nghề kinh doanh đó. Chính bởi đặc điểm này mà các cổ phiếu Blue Chip thường được sử dụng để tính các chỉ số chứng khoán, đại diện cho một ngành, thậm chí cả thị trường. Tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ thì có các chỉ số như Dow Jones, Nasdaq 100, S&P 500… tại Việt Nam thì có VN30, HNX30…
3. Ưu và nhược điểm của cổ phiếu Blue Chip
Để một người chơi đưa ra quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Ở khía cạnh chủ quan thì phần lớn sẽ phụ thuộc vào sở thích của mỗi nhà đầu tư. Còn ở khía cạnh khách quan, người chơi cần xác định rõ nhu cầu, sự hiểu biết và giới hạn chịu đựng rủi ro của mình khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
Ví dụ, một trader hiểu biết đối với lĩnh vực công nghệ chắc chắn sẽ lựa chọn những cổ phiếu liên quan đến công nghệ để đầu tư, hay một bác sĩ, dược sĩ muốn đầu tư chứng khoán thì họ sẽ cân nhắc đến các mã cổ phiếu ngành dược, y tế đầu tiên… Cũng tương tự như vậy, một trader có số vốn nhỏ, không thích mạo hiểm thì lựa chọn những cổ phiếu an toàn, tăng trưởng thấp, ngược lại đối với trader có mức độ chấp nhận rủi ro cao có thể lựa chọn những cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao nhưng bù lại rủi ro cũng cao tương ứng…
3.1. Ưu điểm
- Chính sách chi trả cổ tức tốt: các công ty này có vị thế lớn trên thị trường, thông thường giá cổ phiếu sẽ cao hơn mức trung bình so với toàn ngành, toàn thị trường và phát triển vững mạnh qua thời gian. Chính vì vậy, những cổ phiếu Blue Chip này thường cam kết chi trả cho cổ đông mức cổ tức cố định và hấp dẫn. Các khoản cổ tức sẽ giúp trader bù lại những khoản lỗ trên thị trường và hạn chế sự bất lợi do lạm phát mang lại.
- Cổ phiếu Blue Chip là sự lựa chọn an toàn khi thị trường suy thoái: nếu khủng hoảng kinh tế xảy ra hoặc thị trường trải qua một cú sốc bất ngờ, các công ty vừa và nhỏ thường không thể đứng vững và đi cùng chiều hướng suy thoái. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu Blue Chip có tiềm năng lớn, đội ngũ lãnh đạo tài năng có đủ chiến lược và sức mạnh để đứng vững, tạo ra lợi nhuận ổn định hoặc đạt mức tăng trưởng tốt trước sự suy yếu của các công ty nhỏ trong ngành.
- Tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững: các cổ phiếu trong nhóm Blue Chip đều có lịch sử tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Tuy vẫn có sự biến động lên uống nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian dài hạn. Điều này cũng tạo lòng tin hơn cho những người chơi trước khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip.
3.2. Nhược điểm
- Mức độ tăng trưởng ổn định, bền vững nhưng không cao, không hấp dẫn: lợi nhuận mà các cổ phiếu Blue Chip mang lại thường không hấp dẫn như các công ty có tốc độ tăng trưởng cao, nhanh chóng. Nếu bạn là một nhà đầu tư thích mạo hiểm và mong muốn đạt lợi nhuận nhanh, thì chắc hẳn Blue Chip không phải là sự lựa chọn tối ưu cho bạn. Cổ phiếu blue chip có tốc độ tăng trưởng chậm nên thời gian để người chơi nhận được lợi nhuận như mong muốn có thể sẽ kéo dài rất lâu.
- Để đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip người chơi cần có số vốn lớn: giá của các cổ phiếu Blue Chip thường rất cao vì vậy để thực hiện giao dịch thì nhà đầu tư phải cần một số vốn ban đầu khá lớn.
4. Đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip như thế nào?
4.1. Đối với cổ phiếu Blue Chip Việt Nam:
- Tham gia mua bán trực tiếp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: người chơi có thể mở tài khoản tại một công ty chứng khoán bất kỳ và sau đó bạn sẽ thực hiện mua, bán cổ phiếu Blue Chip trực tiếp trên thị trường thông qua nền tảng của công ty đó. Với hình thức này người chơi sẽ tự phân tích giao dịch mà không bị phụ thuộc.
- Đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip thông qua các quỹ đầu tư tại Việt Nam: người chơi sẽ đầu tư tiền vào các quỹ, chuyên gia, nhà giao dịch chuyên nghiệp của quỹ thực hiện phân tích và đưa ra quyết định giao dịch thay bạn. Người chơi sẽ được hưởng lợi nhuận/thua lỗ tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của quỹ.
4.2. Đối với cổ phiếu Blue Chip Mỹ và quốc tế
- Đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip bằng hợp đồng chênh lệch CFDs: nhà đầu tư chỉ cần chọn một sàn Forex uy tín sau đó mở tài khoản là bạn có thể giao dịch cổ phiếu Blue Chip Mỹ với những nhà đầu tư khác trên toàn cầu.
- Đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip thông qua hình thức “mua hộ” hay custody: tại một số nhà môi giới cho phép người chơi đầu tư cổ phiếu trực tiếp trên các sàn giao dịch chứng khoán thế giới thông qua việc sàn sẽ đứng ra làm người đại diện để đứng tên sở hữu, việc mua bán, giao dịch là của người chơi.
Một số cổ phiếu Blue Chip quốc tế
Danh sách cổ phiếu Blue Chip ở Việt Nam hiện nay
Phần kết
Cổ phiếu Blue Chip là một công cụ tài chính quan trọng trong danh mục đầu tư của người chơi chứng khoán hay những tổ chức lớn nhờ tính an toàn và ổn định của nó. Tuy nhiên, để có được sự thành công khi đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip người chơi cần tìm hiểu về công ty cùng những yếu tố ảnh hưởng khác để đạt được kết quả tốt nhất.