CFD cho phép trader đặt lệnh mua và bán một loại sản phẩm nhưng không thực sự sở hữu nó. Một trong những lợi ích đặc biệt nhất của CFD là cho phép nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cả khi tỷ giá giảm cũng như khi tỷ giá tăng. Thông thường, giao dịch CFD không có thời hạn cố định. Khả năng đặt cả vị thế dài và ngắn, cùng với giao dịch CFD có đòn bẩy, làm cho CFD trở thành một trong những lựa chọn phổ biến để giao dịch ngắn hạn trên thị trường tài chính ngày nay. Bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về giao dịch CFD là gì?
1. Thị trường CFD là gì?
CFD là viết tắt của Contract For Difference (hay còn gọi là hợp đồng chênh lệch). Đây là một dạng hợp đồng giữa hai bên (thường được mô tả là “bên mua” và “bên bán”) thỏa thuận về sự biến động giá của một loại tài sản giao dịch nào đó.
Một số đặc điểm chính của hợp đồng chênh lệch khiến CFD trở thành một sản phẩm độc đáo và thú vị, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư:
- CFD là một hàng hóa phái sinh.
- Nhà đầu tư có thể dùng đòn bẩy khi giao dịch CFD.
- Nhà đầu tư có thể có được lợi nhuận hoặc thua lỗ ngay cả khi giá thị trường tăng hoặc giảm.
Vậy giao dịch CFD là gì?
Để hiểu được giao dịch CFD là gì, người chơi hãy hình dung hình thức đầu tư truyền thống. Nghĩa là nếu người chơi muốn đầu tư vào một doanh nghiệp, bạn chỉ cần mua cổ phiếu của họ với giá của thời điểm hiện tại. Nếu bạn muốn đầu tư vào hàng hóa, kim loại hoặc năng lượng, bạn chỉ cần mua một lượng vàng hoặc một thùng dầu hoặc có thể là 100kg cà phê. Để có thể thu về lợi thuận theo hình thức này, người chơi chỉ cần đợi thời điểm giá những tài sản này tăng cao hơn mức ban đầu và bán chúng trở lại thị trường. Với cách làm này thì giá tăng lên bao nhiêu thì bạn sẽ lời bấy nhiêu. Ngược lại, nếu giá giảm thì bạn sẽ phải chịu thua lỗ tương đương.
Giao dịch CFD cũng tương tự như vậy – các nhà đầu tư cũng chờ đợi thời điểm tăng hoặc giảm giá của các loại tài sản và hưởng lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá đó. Nhưng đối với giao dịch CFD, các nhà đầu tư không cần sở hữu tài sản giống như trong giao dịch truyền thống.
2. Tại sao gọi CFD là một “hàng hóa phái sinh”?
Phái sinh có nghĩa là khi giao dịch CFD, nhà đầu tư không thực sự sở hữu tài sản đó. Bạn chỉ cần suy đoán xem giá tài sản sẽ tăng hay giảm. Khi tiến hành giao dịch CFD, nhà đầu tư đồng ý trao đổi mức chênh lệch của một tài sản từ thời điểm hợp đồng được mở cho đến khi nó đóng.
Ví dụ về đầu tư cổ phiếu: Nhà đầu tư muốn mua 10.000 cổ phiếu Barclays với giá mỗi cổ phiếu là £ 2,80. Tổng chi phí đầu tư sẽ là 28.000 bảng Anh (không bao gồm hoa hồng hoặc các khoản phí khác mà nhà môi giới sẽ tính khi giao dịch). Sau đó nhà đầu tư nhận được chứng chỉ cổ phiếu, các giấy tờ pháp lý xác nhận quyền sở hữu cổ phiếu. Có nghĩa là, nhà đầu tư có trong tay một bộ hồ sơ xác nhận cho đến khi bạn quyết định bán chúng, trong trường hợp tốt nhất là vì mục đích lợi nhuận.
Tuy nhiên, với việc giao dịch CFD, nhà đầu tư sẽ không sở hữu những cổ phiếu Barclays đó. Bạn chỉ đơn giản là đang đầu tư và có khả năng thu lợi nhuận từ những biến động tương tự của giá cổ phiếu tăng hay giảm.
3. Đòn bẩy CFD là gì?
Giao dịch CFD cung cấp các công cụ đòn bẩy, cũng tức là nhà đầu tư có thể đạt được giao dịch ở một vị thế lớn hơn mà không phải trả trước toàn bộ chi phí ngay từ đầu. Ví dụ, nhà đầu tư muốn đặt hàng mua 500 cổ phiếu của tập đoàn Coca-Cola. Đối với việc giao dịch trên thị trường truyền thống, bạn phải trả đủ số vốn để mua số cổ phiếu này. Nhưng khi giao dịch trên thị trường CFD, dưới sự hỗ trợ của công cụ đòn bẩy nhà đầu tư chỉ phải trả khoảng 5-10% số tiền này.
Do đó, rủi ro hơn các hình thức giao dịch khác nhau vì CFD có tùy chọn sử dụng đòn bẩy. Trader có thể tận dụng tài khoản của mình gấp hàng trăm lần giá trị thực của nó, nhưng bạn sẽ phải chịu rủi ro tài chính rất lớn ở đó.
Đầu tư vào các giao dịch CFD dưới giá trị của tài khoản của chính người chơi mà không sử dụng công cụ đòn bẩy, do đó sẽ ít có khả năng xảy ra trường hợp thua lỗ mà người chơi sẽ mất nhiều hơn khoản đầu tư ban đầu. Ngược lại, nếu sử dụng đòn bẩy, nhà đầu tư có thể giành được nhiều tiền cũng như mất nó và trong giao dịch CFD, kết quả cuối cùng rất khó dự đoán cho đến khi giao dịch hết hạn.
4. Lừa đảo trong các hình thức giao dịch
4.1. Lừa đảo trong giao dịch cổ phiếu CFD là gì?
Các khiếu nại thông thường liên quan đến thị trường giao dịch cổ phiếu là những vấn đề như hoa hồng, phí và dịch vụ. Tuy nhiên, cộng đồng mạng cũng ngập trong hàng trăm nghìn tài khoản khó chịu của khách hàng cảm thấy bị phản bội bởi nhà môi giới và tìm cách cảnh báo người khác về họ.
Điều đó cho thấy rằng rất nhiều khách hàng không hiểu rõ về hành vi lừa đảo bị cáo buộc đã xảy ra và có thể không hiểu đầy đủ các điều khoản cũng như điều kiện chính thức liên quan trước khi khiếu nại.
4.2. Lừa đảo trong giao dịch ngoại hối CFD là gì?
Giao dịch ngoại hối CFD thường được xem là một hình thức giao dịch tương đối rủi ro trong thị trường CFD ở Việt Nam. Vậy liệu rằng giao dịch CFD có phải là lừa đảo hay không?
Giao dịch CFD chỉ đơn giản là một hình thức giao dịch phái sinh cho phép các nhà đầu tư giao dịch trên nhiều thị trường trên quy mô toàn cầu bằng cách sử dụng một tài khoản duy nhất kèm theo các tính năng độc đáo của riêng nó.
Vậy giao dịch CFD có phải là trò lừa đảo không?
Giao dịch CFD cũng không hẳn là một hình thức lừa đảo, nếu nhà đầu tư nắm được cách thức thị trường hoạt động cũng như việc tính toán tốt rủi ro liên quan thì trader hoàn toàn có thể yên tâm giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận.
5. Cách để phát hiện lừa đảo giao dịch CFD là gì?
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn tham gia thị trường một cách chủ quan. Bên cạnh những nhà môi giới uy tín muốn đem đến một thị trường giao dịch lành mạnh cho nhà đầu tư thì cũng có không ít các nhà môi giới scam lợi dụng lòng tin của người chơi để chuộc lợi. Một số biểu hiện sau có thể giúp nhà đầu tư phát hiện hình thức lừa đảo:
- Không được cấp phép quy định. Điều đầu tiên trader nên tìm hiểu nhà môi giới có được cấp phép hoạt động hay không. Nếu sàn đó nằm trong danh sách cảnh báo, bạn nên tránh chúng. Ngay cả khi chúng không nhất thiết là lừa đảo CFD, giao dịch với một công ty không được kiểm soát là rất rủi ro.
- Những lời mời chào hấp dẫn: Ngay cả một nền tảng CFD được quản lý và hợp pháp cũng là một hoạt động kinh doanh rủi ro. Vì vậy, nếu một nhà môi giới hứa hẹn bạn sẽ tạo ra một khoản thu nhập đáng kể, bạn nên nghi ngờ. Tương tự, nếu bạn thấy một quảng cáo mà không có cảnh báo rủi ro, đây là một dấu hiệu khác của một vụ lừa đảo có thể xảy ra.
- Tạo áp lực cho người tham gia: Nếu bạn nhận được cuộc gọi từ một ai đó lần đầu tiên thúc giục bạn gửi tiền, họ có thể là kẻ lừa đảo. Một sàn giao dịch CFD hợp pháp sẽ không bao giờ làm điều đó. Ngược lại, họ quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ khách hàng – đối tác đáng tin cậy.
- Không có nền tảng: nền tảng giao dịch cũng là một yếu tố quan trọng mà trader cần lưu ý.
- Gian lận: Một cách tốt để kiểm tra xem một nhà môi giới có hợp pháp hay không, hãy hỏi trụ sở của họ. Nếu họ từ chối trả lời, đó là dấu hiệu họ đang lảng tránh. Tương tự như vậy, trader có thể đề nghị người gọi gặp mặt tại văn phòng của họ và xem phản ứng đối với câu hỏi.
- Trang web hoạt động sơ sài, nghèo nàn thông tin: trước khi tham gia hãy tìm hiểu về nhà môi giới. Ví dụ: truy cập trang chủ hoặc các trang “Giới thiệu về chúng tôi” và đọc văn bản ở đó. Trang web của kẻ lừa đảo có thể rất ít thông tin. Kiểm tra xem trang web có chứa thông tin liên hệ và tài liệu pháp lý hay không. Một nhà môi giới hợp pháp không có gì phải che giấu; nếu không, đó là dấu hiệu cho thấy ai đó đang muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Và cuối cùng, hãy xem liệu URL có ổ khóa hay không, nghĩa là trang web được bảo mật.
6. Một số lời khuyên cho nhà đầu tư trong giao dịch CFD là gì?
- Chênh lệch của nhà môi giới là lợi nhuận của công ty, vì vậy giá trị dưới 1 point sẽ khiến bạn nghi ngờ
- Những nhà môi giới cho phép giao dịch CFD được quản lý thường sẽ không áp đặt các dịch vụ trả phí bổ sung và họ không có khả năng cung cấp các chuyên gia tư vấn giao dịch miễn phí;
- Lợi nhuận từ mỗi giao dịch rất dễ tính toán, vì vậy bạn cần đối chiếu mức ký quỹ yêu cầu với lợi nhuận đã hứa
- Các công ty hoạt động minh bạch sẽ luôn cảnh báo cho nhà đầu tư về những rủi ro có thể xảy ra.
- Ngoài ra, hãy chú ý đến các nền tảng giao dịch. Nếu một công ty tự đặt mình là người chơi chính, thì việc công ty đó không cung cấp quyền truy cập vào các thiết bị đầu cuối đã được kiểm chứng như Meta Trader 4 trông khá kỳ lạ.
Phần kết
Trên đây là những kiến thức về thị trường CFD mà đánh giá sàn mang tìm hiểu. Có một lưu ý rằng các công ty môi giới hợp pháp cho phép giao dịch CFD và Forex cũng mang đến sự rủi ro cao. Vì vậy, ngay cả công ty có uy tín nhất cũng không thể đảm bảo nhà đầu tư sẽ không mất tất cả tiền của mình. Chính vì vậy, trước khi thực hiện đầu tư, trader nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm giao dịch cũng như các phương pháp quản lý rủi ro để đạt được hiệu quả.