Mô hình Dark Cloud Cover (mây đen che phủ) được biết đến là một trong những mô hình nến đảo chiều phổ biến của Nhật Bản. Mô hình này không cung cấp tín hiệu quá mạnh nhưng lại xuất hiện liên tục trên các dạng biểu đồ. Bài viết sau, đánh giá sàn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thêm về mô hình mây đen che phủ này cũng như cách giao dịch như thế nào?
1. Tìm hiểu Mô hình Dark Cloud Cover là gì?
Mô hình Dark Cloud Cover là một mô hình nến đảo chiều giảm giá trong đó một nến giảm (thường có màu đen hoặc đỏ) mở ra phía trên mức đóng của nến tăng trước đó (thường là màu trắng hoặc xanh lá cây), sau đó đóng cửa bên dưới điểm giữa của nến tăng.
Mô hình nến này có ý nghĩa quan trọng, cho thấy sự thay đổi giá tăng sang giảm. Mô hình được tạo ra bởi một nến tăng theo sau là một nến giảm. Các nhà đầu tư tìm kiếm giá tiếp tục thấp hơn trong cây nến (thứ ba) tiếp theo. Đây được gọi là sự xác nhận.
2. Đặc điểm mô hình Dark Cloud Cover
Mô hình này được mô tả là mẫu mô hình xuất hiện trong một chuỗi nến tăng với 2 nến có đặc điểm sau:
- Cây nến đầu là một nến tăng có phần thân dài.
- Cây nến thứ hai phải có giá mở cửa cao hơn đỉnh của cây nến đầu tiên tức là xuất hiện một khoảng gap, sau đó giảm và đóng cửa bên dưới điểm giữa của cây nến thứ nhất.
Tuy nhiên, thị trường Forex thường ít tạo ra các khoảng gap (khoảng trống giá) khi giao dịch. Vì vậy, mô hình Dark Cloud Cover được mô tả với đặc điểm nhận dạng như sau:
- Cây nến thứ nhất là một nến tăng có thân dài.
- Nến thứ hai thì không nhất thiết giá mở cửa phải nằm phía trên nến thứ nhất nhưng phải là nến giảm và có giá đóng cửa dưới mức 50% cây nến thứ nhất
Mô hình Dark Cloud Cover thường xuất hiện tại đỉnh của một xu hướng tăng giá, bắt đầu bằng một cây nến thân dài hướng lên, sau đó là một cây nến giảm phá xuống quá điểm giữa của cây nến đầu tiên.
Tổng hợp mô hình nến trong Forex
3. Lưu ý khi sử dụng mô hình Dark Cloud Cover
Mô hình Dark Cloud Cover cung cấp tín hiệu giao dịch không quá mạnh mẽ, chính vì vậy để tăng xác suất thành công, người chơi cần chú ý:
- Khối lượng giao dịch tại thời điểm mở cửa của nến thứ 2 lớn điều này mình chứng cho việc nhiều nhà đầu tư đã rơi vào bẫy và có thể tìm cách để thoát lệnh, tạo áp lực bán.
- Cây nến thứ hai đâm càng sâu xuống nến tăng thứ nhất thì xác suất phá đỉnh sẽ càng lớn.
- Mô hình Dark Cloud Cover sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, với các đỉnh và đáy được tạo ra cao hơn. Nhà đầu tư có thể dùng các chỉ báo như RSI hoặc Stochastic để kiểm tra điều này.
- Khi thị trường đang di chuyển trong một phạm vi giao dịch, nghĩa là giá di chuyển lên xuống giữa 2 vùng kháng cự/hỗ trợ thì mô hình mây đen che phủ sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nếu nó diễn ra ngay tại ngưỡng kháng cự.
4. Giao dịch với mô hình mây đen che phủ
Nhà đầu tư có thể vào lệnh qua 2 cách:
- Thứ nhất là người chơi vào lệnh ngay sau khi cây nến thứ 2 của mô hình Dark Cloud Cover này kết thúc.
- Cách thứ hai nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi thêm 1 cây nến nữa, nếu cây nến này tiếp tục xu hướng giảm xuống và break qua khỏi cây nến thứ nhất. Cách vào lệnh thứ hai này thì giao dịch của người chơi sẽ an toàn và đảm bảo hơn tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận R:R sẽ không hấp dẫn như cách vào lệnh đầu tiên.
Mô hình Dark Cloud Cover thường sẽ bị phá vỡ nếu mức đỉnh của mô hình bị phá vỡ, vì vậy nhà đầu tư có thể đặt lệnh stop loss ngay trên đỉnh mô hình vừa tạo ra. Điểm chốt lời sẽ được đặt tại các ngưỡng hỗ trợ bên dưới của mô hình.
Phần kết
Mô hình Dark Cloud Cover (mô hình mây đen che phủ) là một kiểu mô hình nến đảo chiều cũng tương tự với Bearish Engulfing. Mô hình này thường xuất hiện tại cuối một xu hướng giá tăng và đầu của xu hướng giảm giá, cũng chính vì sự xuất hiện khác biệt này mà Dark Cloud Cover đưa đến một tỷ lệ R:R khá hấp dẫn người chơi có thể dựa vào mô hình để giao dịch thành công.