Bond là gì? Đầu tư vào trái phiếu có thật sự an toàn?

Một trong những công cụ tài chính chiếm được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng nhà đầu tư trên thị trường tài chính đó là Bond hay còn gọi là trái phiếu. Bond là loại tài sản tài chính được xếp vào nhóm các công cụ nợ, tuy lợi suất thu được từ trái phiếu mang lại không cao như thị trường Forex.. nhưng đây được xem là hình thức đầu tư khá an toàn. Cùng đánh giá sàn tìm hiểu thêm về trái phiếu là gì? Đầu tư vào trái phiếu có an toàn hay không ở bài viết sau.

1. Trái phiếu – Bond là gì?

Trái phiếu – Bond là gì?

Trái phiếu (hay còn gọi Bond) là một loại chứng khoán hoặc công cụ nợ, quy định nghĩa vụ của người phát hành (là đối tượng đi vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) 1 khoản tiền cụ thể nào đó, trong khoảng thời gian được định trước và hoàn trả vốn gốc cho vay vào ngày đáo hạn.

Người đi vay gọi là người phát hành, còn người cho vay gọi là chủ nợ hay trái chủ.

2. Đặc điểm của trái phiếu

  • Chủ thể – người phát hành trái phiếu có thể là công ty, Chính phủ, Chính quyền địa phương hoặc cũng có thể là một tổ chức nào đó.
  • Mối quan hệ giữa người phát hành và người sở hữu trái phiếu là chính mối quan hệ con nợ – chủ nợ, vì thế trái chủ không có quyền tham gia vào bất kỳ vấn đề hoạt động nào của doanh nghiệp, điều này trái ngược với cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty.
  • Thu nhập của trái chủ là các khoản lợi tức cố định, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nếu trường hợp doanh nghiệp phá sản chủ trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước rồi mới đến cổ đông.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu

Khi Bond được lưu thông trên thị trường, thì giá của trái phiếu sẽ thay đổi và phụ thuộc vào quy luật cung cầu, vì vậy các yếu tố làm thay đổi giá trái phiếu cũng là các yếu tố làm thay đổi cung cầu:

  • Lãi suất thị trường: nếu lãi suất tiền gửi của của ngân hàng cao hơn so với lãi suất trái phiếu, thì người chơi sẽ đem tiền gửi vào các ngân hàng thay vì đầu tư vào trái phiếu, điều này làm cho giá trái phiếu giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu (Bond)
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu (Bond)
  • Dự kiến về lạm phát: nếu lạm phát dự kiến sẽ tăng trong tương lai, tức là lợi tức trái phiếu theo danh nghĩa sẽ bị giảm về giá trị, điều này làm cho giá trái phiếu giảm vì lượng cầu trái phiếu sẽ giảm đi. Vì thế, các trái phiếu này đòi hỏi phải được tăng lãi suất để bù đắp thiệt hại cho những người nắm giữ trái phiếu – Bond trong tương lai.
  • Tỷ giá hối đoái: yếu tố này ảnh hưởng đến giá của các trái phiếu được thanh toán bằng ngoại tệ, chẳng hạn: đồng USD tăng giá so với GBP thì giá của các trái phiếu thanh toán bằng USD sẽ tăng so với đồng GBP.
  • Khả năng tài chính của nhà phát hành trái phiếu: khi đầu tư vào trái phiếu, trái chủ sẽ quan tâm đến khả năng thanh toán lãi suất và mệnh giá khi đáo hạn, nếu tình hình tài chính của nhà phát hành bất ổn sẽ làm cho giá trái phiếu sẽ giảm xuống.
  • Thời gian đáo hạn: khi trái phiếu có thời gian đáo hạn càng gần thì giá trên thị trường càng cao bởi mức độ rủi ro càng thấp. Cụ thể: trái phiếu có thời gian đáo hạn là 10 năm, nếu bỏ qua các biến động về khả năng tài chính của đơn vị phát hành cũng như bỏ qua tác động của lãi suất thì giá trái phiếu kể từ năm thứ 5 trở đi sẽ có giá cao hơn ở những năm đầu tiên.

4. Đầu tư vào trái phiếu có thật sự an toàn?

Cũng giống như các công cụ tài chính khác, khi đầu tư vào trái phiếu cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, bao gồm:

  • Rủi ro về lạm phát
  • Rủi ro tỷ giá
  • Rủi ro lãi suất
  • Rủi ro tín dụng hoặc khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

 Ngoài 4 loại rủi ro được đề cập ở trên thì nhà đầu tư khi tham gia trái phiếu còn gặp phải một loại rủi ro nữa đó là rủi ro thanh khoản: nếu người chơi đầu tư vào loại trái phiếu có mật độ những người mua bán trên thị trường thấp thì khả năng chuyển đổi thành tiền của trái phiếu là rất khó.

Phần kết

Lựa chọn loại trái phiếu nào để đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ chịu đựng rủi ro của người chơi. Cũng như các công cụ tài chính khác, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ, xây dựng kế hoạch và lên chiến lược quản lý rủi ro cụ thể để có thể có được thành công trên thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *