Chỉ báo CCI là gì? CCI là tên viết tắt của Commodity Channel Index được sáng tạo và phát triển bởi Donald Lambert từ năm 1980. Trước đây, nó được phát minh ra để áp dụng trong phân tích các loại hàng hóa, hiện nay chỉ số CCI phổ biến hơn và trở thành công cụ hữu ích trong việc xác định xu hướng của các tài sản tài chính khác, trong đó bao gồm cổ phiếu, Forex và cả tiền điện tử. Cùng đánh giá sàn tìm hiểu rõ hơn về chỉ báo CCI cũng như cách sử dụng nó như thế nào ở bài dưới đây.
1. Tổng quan về chỉ báo CCI
Chỉ báo CCI – chỉ số kênh hàng hóa là 1 loại chỉ báo thuộc nhóm các chỉ báo kỹ thuật dao động (oscillator). Chỉ báo này thể hiện chi tiết mối quan hệ giá tài sản, SMA (trung bình động) và MD (độ lệch trung bình) từ khối tài sản nhà đầu tư hiện có, từ đó giúp trader có thể xác định thời điểm tham gia hoặc thoát lệnh giao dịch một cách phù hợp nhất.
1.1 Đặc điểm của chỉ báo CCI
Chỉ báo CCI chủ yếu dao động dọc theo đường 0 trong phạm vi từ +100 và -100. Nếu chỉ báo CCI càng gần đường 0, chứng tỏ giá càng gần với giá trị trung bình. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng có thể điều chỉnh phạm vi từ +200 và -200 tùy vào các chiến lược giao dịch cụ thể, cũng có thể là áp dụng cho các công cụ tài chính có tính biến động lớn hoặc khi muốn bỏ qua việc xem xét các biến động giá không đáng kể.
Chỉ báo CCI tăng từ 0 đến +100 thể hiện mức giá đang tăng, khi chỉ báo CCI chạm vào đường +100 chứng tỏ lúc này thị trường đang có sức mạnh, xu hướng tăng sẽ tiếp tục và có thể tăng mạnh.
Ngược lại, chỉ báo CCI giảm từ 0 xuống -100 thể hiện giá đang có xu hướng giảm, khi CCI chạm vào đường -100, điều này chứng tỏ thị trường đang bị suy yếu, xu hướng giảm sẽ tiếp tục và có thể giảm mạnh.
Khi chỉ báo CCI vượt qua đường +100 và bắt đầu giảm ngược trở lại thì cho thấy giá đang ở trạng thái mua quá mức (overbought), khả năng thị trường sẽ điều chỉnh giảm trở lại, đây chính là dấu hiệu cho một sự đảo chiều.
Và tương tự, chỉ báo CCI vượt qua đường -100 và bắt đầu tăng ngược lên lại, điều này có nghĩa là giá đang rơi vào trạng thái bán quá mức (oversold), khả năng thị trường điều chỉnh tăng, dấu hiệu một xu hướng tăng sắp bắt đầu.
1.2. Công thức tính các giá trị CCI
Khi sử dụng chỉ báo CCI, nhà giao dịch không cần phải tính các giá trị bởi vì phần mềm đã tính sẵn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng có thể tham khảo cách tính sau để hiểu được bản chất của nó.
- Giá trị trung bình của giá tài sản (Average Price – AP): AP = (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3 . Nếu nhà đầu tư chọn phân tích trên khung thời gian nào thì 3 loại giá được áp dụng trong công thức trên sẽ tương ứng với từng phiên giao dịch của khung thời gian đó.
- Trung bình động đơn giản của giá (Moving Average – MA): MA = [giá đóng cửa 1 (ĐC1) + giá ĐC2 + giá ĐC3 +…+ giá ĐCn] / n. Với giá trị của n là khoản thời gian xem lại. Donald Lambert đã đề xuất sử dụng 1/3 chu kỳ thông thường của giá để tính giá trị của n. Chỉ báo CCI tiêu chuẩn thì giá trị của n bằng 14 (kỳ). Tuy nhiên, giá trị này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào chiến lược của mỗi nhà đầu tư.
- Độ lệch thông thường (Mean Deviation – MD): chính là chênh lệch của giá so với giá trị trung bình: MD = [ (MA – AP1) + (MA – AP2) + …+ (MA – APn) ] / n.
- Chỉ báo CCI: CCI = (AP – MA) / (0.015 x MD). Gía trị 0.015 là hằng số được dùng để điều chỉnh các giá trị của chỉ báo CCI nằm trong giá trị -100 và +100. Vì vậy, khi chỉ báo CCI vượt qua phạm vi đó, đây cũng là lúc thị trường tạo các tín hiệu mua bán tốt cho các trader có thể cân nhắc.
2. Cách giao dịch với chỉ báo CCI
2.1. Sử dụng CCI để dự đoán các đợt tăng/giảm giá trong thời gian ngắn
Tại vị trí đánh số 1, chỉ báo CCI đã chạm vào đường +100, cho thấy giá đang tăng mạnh so với mức trung bình, đây là tín hiệu bắt đầu một xu hướng tăng hoặc ít nhất là xuất hiện một đợt tăng giá. Đây là tin hiệu tốt để nhà đầu tư có thể giao dịch lệnh mua.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự chắc chắn hơn, nhà đầu tư có thể chờ đợi một đợt retest giảm giá với điều kiện là chỉ báo CCI đi ngược xuống nhưng vẫn nằm trên đường 0.Trường hợp nếu chỉ báo CCI vượt quá đường 0 thì lệnh mua của nhà giao dịch gần như thất bại.
Sau khi retest lại, nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua sau đó 1 đến 2 nến tăng hoặc cũng có thể vào lệnh ngay khi chỉ báo CCI gần chạm vạch 0 như vị trí số 2 hình trên. Lợi nhuận có thể giảm đi một phần nào đó, nhưng đổi lại sẽ phòng ngừa rủi ro. Việc kiểm tra lại mức giảm sẽ cho thấy rằng giá của tài sản đang trong xu hướng tăng.
Đặt mức Stop loss tại vị trí đáy gần nhất trước đó. Trong trường hợp giá vẫn chưa chạm stop-loss nhưng chỉ báo CCI đột nhiên giảm mạnh và vượt quá đường -100, lúc này trader nên đóng lệnh. Bởi có khả năng là giá đã đi ngược lại xu hướng dự đoán ban đầu.
Trường hợp này, các nhà đầu tư có thể chốt lời khi chỉ báo CCI chạm đường +200 hoặc nó bắt đầu giảm xuống dưới đường 0 như vị trí số 3 ở hình trên. Hoặc cũng có thể take-profit sao cho lợi nhuận gấp đôi stop-loss.
Khi chỉ báo CCI vượt qua đường -100 trong xu hướng giá giảm được áp dụng tương tự.
- Tại vị trí 1 là lúc chỉ báo CCI bắt đầu vượt qua đường -100
- Điểm vào lệnh: lúc chỉ báo CCI gần chạm đường 0 (vị trí số 2) sau một đợt retest tăng giá
- Stop-loss tại đỉnh gần nhất trước đó
- Chốt lời khi chỉ báo CCI chạm đường -200 hoặc tại vị trí chỉ báo CCI bắt đầu tăng lên vượt quá đường 0 (2 vị trí số 3). Hoặc đặt cũng có thể đặt lệnh take-profit sao cho lợi nhuận gấp 2 lần mức stop-loss
2.2. Sử dụng CCI trong các đợt hồi giá khi quá mua hoặc quá bán
Trên như trên, tại vị trí đánh số 1, chỉ báo CCI đã vụt khỏi đường -100 và rơi vào ngưỡng quá bán. Khi chỉ báo CCI tăng lên lại đường -100 thì đây là dấu hiệu để mua vào vì khả năng thị trường điều chỉnh tăng có thể vào lệnh. Nếu muốn chắc chắn hơn với xu hướng đảo chiều này thì nhà đầu tư nên đợi khi giá tiếp tục đi lên và cắt đường 0 như số 2 trên hình, hoặc sau 2 đến 3 cây nến tăng từ lúc chỉ báo CCI chạm vào đường -100.
Đặt lệnh Stop-loss tại đáy gần nhất trước đó. Tiến hành chốt lời nếu chỉ báo CCI cắt đường +200 hoặc CCI giảm xuống và cắt đường 0 như các vị trí số 3 trong hình hoặc ít nhất là gấp 2 lần so với mức stop-loss.
Cũng như vậy, với trường hợp chỉ báo CCI vượt ra khỏi đường +100, rơi vào ngưỡng quá mua.
2.3. Sử dụng chỉ báo CCI trong trường hợp phân kỳ/hội tụ
- Hiện tượng hội tụ xảy ra khi giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo CCI tạo đáy sau cao hơn đáy trước.
- Phân kỳ xảy ra khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo CCI lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Giá đang trong xu hướng giảm trước khi xảy ra hiện tượng hội tụ. Khi có hiện tượng hội tụ xảy ra, thị trường đã bắt đầu thay đổi xu hướng, chuyển từ giá giảm sang tăng.
Trường hợp xảy ra hiện tượng phân kỳ giữa giá và chỉ báo CCI, thì thị trường bắt đầu thay đổi từ xu hướng tăng giá chuyển sang xu hướng giảm.
3. Cài đặt chỉ báo CCI trong phần mềm MT4
Để mở chỉ báo CCI trên nền tảng MT4, nhà đầu tư làm theo các bước sau đây: tại thanh menu của MT4, chọn Insert – Indicators – Oscillators – Commodity/ Channel Index:
Sau đó sẽ nhìn thấy hộp thoại của chỉ báo CCI như sau:
Sau đó, chọn các tab Parameters, Levels và Visualization để cài đặt tham số cho chỉ báo CCI:
- Parameters: ô Period, nhập giá trị của tham số n trong công thức ở phần trên. Tại ô Apply to, nhà giao dịch lựa chọn loại giá, thông thường thì sẽ chọn Typical Price, là giá trung bình (AP) trong công thức. Sau đó chọn màu sắc và style cho chỉ báo CCI.
- Levels: hệ thống đã để sẵn các giá trị +100 và -100, có thể thêm vào các giới hạn +200 và -200 tùy ý, bằng cách bấm vào ô Add, nhập các giá trị xong tiếp tục bấm Add là xong.
- Visualization: lựa chọn khung thời gian để hiển thị chỉ báo CCI.
Sau khi cài đặt xong tab nào thì nhà đầu tư nên nhớ bấm vào nút OK ở tab đó. Như vậy là đã hoàn thành việc cài đặt chỉ báo CCI trên nền tảng MT4 để có thể sử dụng.
Phần Kết
Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc cũng đã biết được chỉ báo CCI là gì cũng như cách sử dụng nó thế nào để mang lại hiệu quả. Chỉ báo CCI chỉ rõ cơ hội mua và bán, do đó nhà đầu tư có thể áp dụng nó cho bất cứ thị trường tài chính nào. Tuy bắt nguồn từ thị trường giao dịch hàng hóa nhưng nó cũng hoạt động khá tốt với thị trường Forex và chứng khoán.