Giao dịch CFD là gì? Cách thức hoạt động dành cho trader

CFDs là những công cụ tài chính vô cùng quan trọng đối với danh mục của một nhà giao dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được hết những ưu điểm và nhược điểm của việc đầu tư và giao dịch CFDs, đặc biệt là những nhà giao dịch mới. Bài viết sau, đánh giá sàn sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

1. Giao dịch CFD

CFD là từ viết tắt của ‘Contract For Difference – Hợp đồng chênh lệch‘. CFD được hiểu là hợp đồng chênh lệch giá giữa giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng mở và thời điểm hợp đồng đóng.

Đây là một công cụ tài chính và cũng là một phương thức phổ biến để các trader có thể tham gia các thị trường tài chính. CFD được cung cấp bởi các sàn giao dịch bên cạnh những loại tài sản khác như Forex, hàng hóa hay kim loại .

Tuy nhiên, không giống như những loại tài sản trên, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh. Có nghĩa là chúng được định giá dựa trên biến động của một tài sản cơ bản.

Giao dịch CFD cũng tương tự như mua cổ phiếu của 1 công ty hay vàng, hàng hóa. Nhà đầu tư mở lệnh ở mức giá hiện tại, sau đó chờ thời cơ giá tăng hoặc giảm để kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá này.

2. Cách thức hoạt động của CFD

Hiểu theo cách đơn giản nhất thì giao dịch CFD là việc tạo ra lợi nhuận dựa vào xu thế tăng hay giảm của thị trường.

Để giao dịch trên thị trường CFD, những nhà giao dịch cần :

  1. Mở 1 tài khoản giao dịch tại sàn CFD đang tin cậy.
  2. Tải phần mềm hoặc nền tảng giao dịch CFD mà sàn chứng khoán cung cấp.
  3. Chọn tài sản mà nhà đầu tư muốn giao dịch.
  4. Dự đoán giá tài sản sẽ tăng hay giảm.

Ví dụ nhà đầu tư muốn giao dịch vàng, giá vàng hiện tại là 1.500 USD và nhà giao dịch dự đoán vàng sẽ tăng. Lúc này nhà đầu tư sẽ mở lệnh “mua”. Nếu sau đó giá vàng đạt mốc 1.525 USD thì người chơi sẽ kiếm được 25 USD lợi nhuận. Ngược lại, nếu dự đoán xu hướng giá vàng giảm thì trader sẽ đặt lệnh “bán” và giá giảm xuống bao nhiêu bạn sẽ nhận về khoản lợi nhuận tương ứng bấy nhiêu.

Giao dịch CFDs chính là dựa vào giá của thị trường, thế nên việc đầu tư thành công hay không phụ thuộc vào hiệu quả của thị trường.

3. Giờ giao dịch CFD và các loại sản phẩm có thể giao dịch bằng CFD

3.1. Thời gian giao dịch CFD (tính theo giờ Việt Nam GMT+7)

giờ giao dịch CFD
giờ giao dịch CFD

Thời gian giao dịch các loại sản phẩm CFD

Các sản phẩm giao dịch trên CFD
Các sản phẩm giao dịch trên CFD

3.2. Các loại sản phẩm có thể giao dịch bằng CFD

Với 1 tài khoản, trader có thể tiếp cận với nhiều thị trường cung cấp những sản phẩm đa dạng, nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình ví dụ:

  • Giao dịch CFD trên thị trường Forex: cho phép nhà đầu tư giao dịch các cặp tiền tệ chính như cặp EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY và AUD/USD; các cặp tiền tệ phụ như EUR/GBP và AUD/NZD; cùng các cặp tiền tệ ngoại lai như USD/CZK.
  • Giao dịch CFD chỉ số: 1 số cổ phiếu phổ biến nhất trong thị trường CFD gồm có DAX30 CFD, DJI30 CFD (đại diện cho Dow Jones), FTSE100 CFD, NQ100 CFD (đại diện cho chỉ số Nasdaq100).
  • Giao dịch hàng hóa CFDs: người chơi có thể giao dịch hợp đồng chênh lệch giá thông qua thị trường hàng hóa bao gồm kim loại quý (Vàng, bạc, bạch kim), năng lượng (dầu, khí tự nhiên), cùng với đó là những sản phẩm nông nghiệp (cà phê, vải cotton và nước cam).
  • Giao dịch cổ phiếu CFD: cổ phiếu cũng là 1 thị trường tài chính được giao dịch thông qua hợp đồng chênh lệch giá CFD với nhiều lợi ích. Một số cổ phiếu CFD phổ biến nhất trong giao dịch CFD gồm Cổ phiếu Apple CFD, Cổ phiếu Facebook CFD, Cổ phiếu Google CFD, Cổ phiếu Netflix CFD, Cổ phiếu Tesla CFD.
  • Giao dịch CFD trên tiền điện tử: từ năm 2017 trở lại đây, thị trường tiền điện tử trở thành thị trường tài chính được đông đảo nhà giao dịch quan tâm, nổi bật trong số đó là đồng tiền ảo Bitcoin. Bitcoin trở nên phổ biến với nhiều sàn chứng khoán trực tuyến cung cấp dịch vụ giao dịch CFD trên Bitcoin. Một số loại giao dịch CFD phổ biến nhất trên tiền điện tử gồm BTC/USD CFD (Bitcoin với USD), BCH/USD CFD (Tiền Bitcoin với USD), ETH/USD CFD (Ethereum với USD), XRP/USD CFD (Ripple với USD), LTC/USD CFD (Litecoin với USD).

4. Lợi ích khi giao dịch CFD 

  • Tỷ lệ đòn bẩy cao: Tỷ lệ đòn bẩy giúp trader có thể giao dịch với số tiền lớn hơn gấp nhiều lần so với số dư trong tài khoản hiện có. Nếu mua một lượng vàng trị giá 1.500 USD, thì nhà đầu tư cần phải trả 1.500 đô. Tuy nhiên khi giao dịch với sàn CFD với tỷ lệ đòn bẩy là 1:20 thì 1 USD có thể giao dịch vàng với giá trị tương đương 20 USD. Vậy nếu giao dịch CFD trên một lượng vàng giá 1:500 đòn bẩy 1:200 thì người chơi chỉ cần mức ký quỹ 300 USD trong tài khoản.
đòn bẩy CFD
đòn bẩy CFD
  • Tiếp cận thị trường toàn cầu: các nhà môi giới CFD cung cấp sản phẩm ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới cho phép nhà giao dịch truy cập bất cứ thời gian nào.
  • Chi phí giao dịch thấp và không có chi phí ẩn: ưu điểm của giao dịch CFD là chi phí giao dịch thấp hơn các loại hình đầu tư khác. Giao dịch CFD không mất phí mở hoặc đóng lệnh. Bên cạnh đó, giao dịch CFD là công cụ phái dinh, nhà đầu tư không sở hữu tài sản đang giao dịch, nên trader sẽ không bị đánh thuế tem.
  • Khả năng mở vị trí mua và vị trí bán không hạn chế: một số thị trường nhất định có yêu cầu cấm rút ngắn, đòi hỏi nhà đầu tư mượn công cụ trước khi bán ngắn hoặc có các yêu cầu ký quỹ khác nhau. Nhưng khi giao dịch CFD bạn có thể  rút ngắn bất cứ lúc nào mà không cần chi phí đi vay vì nhà giao dịch không sở hữu tài sản cơ bản.
  • Không yêu cầu giao dịch trong ngày: thị trường CFD không có ràng buộc về thời gian giao dịch, nhà đầu tư có thể giao dịch bất cứ thời điểm nào mà họ muốn.
  • Giao dịch đơn giản thông qua một nền tảng giao dịch: từ một tài khoản duy nhất, các trader có thể giao dịch với các Hợp đồng Chênh lệch về ngoại hối, cổ phiếu, chỉ số, kim loại quý, hàng hóa, trái phiếu và ETF, mang đến nhiều cơ hội đầu tư phong phú.

5. Nhược điểm của giao dịch CFD

Giao dịch CFD với khá nhiều lợi ích được liệt kê ở trên, thì nó cũng còn những điểm yếu mà nhà đầu tư cần quan tâm:

  • Đòn bẩy cao, hỗ trợ người chơi Forex giao dịch với khối lượng lớn. Tuy nhiên, nếu 1 trader giao dịch với số vốn nhỏ và mức đòn bẩy cao, nếu có sự biến động trên thị trường thì rất có thể ảnh hưởng đến tài khoản của nhà đầu tư.
  • Các quy định con lỏng lẻo: thị trường giao dịch CFD ít được điều tiết hơn so với thị trường chứng khoán. Nhà giao dịch cần sáng suốt để lựa chọn nhà môi giới CFD phù hợp.
  • Giao dịch ký quỹ gia tăng rủi ro: trong khi giao dịch ký quỹ gia tăng lợi nhuận thì nó cũng làm tăng rủi ro.
  • Rủi ro trong việc giao dịch quá mức: bất cứ trader nào cũng có thể tiếp cận với giao dịch CFD, với số vốn nhỏ, luôn luôn tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra việc giao dịch quá mức. Nếu nhà đầu tư giao dịch với quá nhiều danh mục  tại bất cứ thời điểm nào, nếu xảy ra biến động giá tại 1 số giao dịch xảy ra theo hướng bất lợi, việc này có thể khiến nhà giao dịch mất toàn bộ tài khoản.

6. Chi phí giao dịch CFD

  • Khi giao dịch CFD người chơi sẽ phải trả khoản phí chênh lệch (chênh lệch giá mua, giá bán). Mức chênh lệch cao nhà đầu tư sẽ càng có lợi (nếu dự đoán đúng xu hướng).
  • Chi phí nắm giữ: vào cuối ngày giao dịch 5 giờ chiều theo giờ New York, mọi giao dịch mở trong tài khoản của nhà đầu tư sẽ phải chịu 1 khoản phí gọi là “chi phí nắm giữ”. Chi phí này có thể tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào hướng vị trí của nhà giao dịch và tỷ lệ nắm giữ áp dụng.
  • Phí dữ liệu thị trường: để xem dữ liệu giá hoặc giao dịch cổ phiếu CFD thì trader phải kích hoạt đăng ký dữ liệu thị trường sẽ bị tính phí.
  • Phí hoa hồng: khi giao dịch cổ phiếu CFD nhà giao dịch phải trả một khoản phí hoa hồng, ví dụ phí hoa hồng các cổ phiếu CFD có trụ sở tại Vương quốc Anh bắt đầu từ 0,10 % mức độ hiển thị đầy đủ vị trí, và có phí hoa hồng tối thiểu là 9 Euro.

7. Bí quyết giao dịch CFD

Để giao dịch CFD thành công, trader cần có các quy tắc quản lý rủi ro, giảm thiểu rủi ro thị trường là việc nhà giao dịch tính toán được rủi ro/ lợi nhuận kỳ vọng trước khi vào một vị thế.

Đa dạng hóa rủi ro: nhà đầu tư có thể thử nghiệm trên nhiều thị trường, tuy nhiên không nên đầu tư tất cả tài khoản vào 1 vị thế, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nhằm giảm bớt rủi ro nếu trường hợp có biến động thị trường bất ngờ xảy ra. Một ưu thế của giao dịch CFD là nhà giao dịch có thể nhanh chóng chuyển đổi chiến lược nếu thị trường đột ngột có chuyển động theo 1 chiều.

Phần kết

Tóm lại, giao dịch CFD (Hợp đồng chênh lệch giá), cho phép những nhà đầu tư giao dịch trên nhiều thị trường tài chính với mức ký quỹ khá thấp. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ phương pháp đầu tư nào, giao dịch CFD cũng tiềm ẩn rủi ro, trader nên tìm hiểu và nghiên cứu trước khi quyết định bước chân vào thị trường CFD.