Cổ phiếu là sự chứng nhận các cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần và có khả năng cao sẽ mang lại giá trị lợi nhuận cho chủ sở hữu. Định giá cổ phiếu giúp trader biết được loại cổ phiếu nào nên mua và có khả năng sinh lời lớn nhất. Bài viết sau, đánh giá sàn sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về một số cách định giá cổ phiếu trên thị trường.
1. Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần khi muốn chào bán cổ phiếu, nhằm huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường.
Để tiến hành định giá cổ phiếu của công ty, với loại tài sản vô hình này, bản thân mỗi doanh nghiệp cần tiến hành một số bước sau đây:
Bước 1: Cần tìm hiểu lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh
Mỗi công ty cổ phần đều có lĩnh vực kinh doanh cụ thể và mỗi ngành đều có những thế mạnh và khả năng phát triển riêng. Tính chất của lĩnh vực kinh doanh cũng là yếu tố quyết định một phần khả năng lưu chuyển dòng tiền cũng như thu hồi vốn nên người chơi cần có những cân nhắc rõ ràng khi lựa chọn. Dựa vào 4 yếu tố sau có thể giúp nhà đầu tư nhận định được tiềm năng của công ty đó trong ngành ra sao:
- Đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành.
- Các yếu tố vi mô, vĩ mô ảnh chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của toàn ngành.
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn đang muốn tìm hiểu là gì?
- Kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động từ lúc thành lập đến nay (tiềm năng phát triển, mức tăng trưởng hay suy thoái..)
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên chú trọng đến yếu tố nguồn nhân lực bởi đội ngũ nhân viên chủ chốt và thành viên của ban điều hành cũng có thể là nhân tố quyết định sự phát triển của công ty.
Bước 2: Ước lượng kết quả kinh doanh của công ty
Nhà đầu tư có thể sử dụng 2 phương pháp: Top – Down và Bottom Up để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nào đó.
- Top – Down: tập trung vào tầm quan trọng của của nền kinh tế tác động như thế nào tới các các ngành cũng như các doanh nghiệp trong ngành. Qua đó tìm hiểu tổng thể hơn về doanh nghiệp. Sau khi người chơi nhìn nhận về tình hình vĩ mô (dựa vào các yếu tố như tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân, CPI, lạm phát, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế,…) khả quan, tiếp đến bạn sẽ tìm ra những ngành nào đang có lợi thế trong thời gian tới. Cuối cùng là chọn ra các doanh nghiệp tốt nhất trong những ngành có lợi thế để tham gia đầu tư.
- Phương pháp Bottom – Up: Ngược lại, thay vì tập trung vào toàn bộ ngành công nghiệp mà công ty đó phát triển thì với phương pháp này, trader chỉ tập trung vào các yếu tố nền tảng cơ bản của doanh nghiệp chẳng hạn tình hình tài chính chung của công ty, phân tích báo cáo tài chính, hàng hóa và dịch vụ, cung và cầu…
Bước 3: Lựa chọn mô hình định giá phù hợp
Mỗi công ty đều có một loại định giá riêng, để định giá được chính xác, nhà đầu tư nên 2 mô hình là mô hình định giá tương đối và mô hình định giá tuyệt đối.
Bước 4: Chuyển đổi thành những yếu tố đầu vào
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường cân nhắc lựa chọn yếu tố đầu vào phù hợp với kịch bản có thể xảy ra khi chuyển đổi.Có 3 loại kịch bản thường gặp khi chuyển đổi đầu vào như:
- Base: kịch bản cơ sở
- Conservative: kịch bản thận trọng
- Worst: kịch bản xấu nhất
Bước 5: Diễn giải kết quả từ mô hình
Từ những yếu tố đầu vào, người chơi có thể diễn giải kết quả thành một khoảng giá trị hợp lý. Giá trị cổ phiếu được tính toán dựa trên nhiều yếu tố vì vậy sẽ có những sai số nên cũng sẽ tồn tại những rủi ro nhất định. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần xây dựng mô hình định giá cho riêng doanh nghiệp bằng cách xây dựng một khung mẫu tính toán từ các giả định đầu vào và các kết quả tính toán sẽ cho ta kết quả đầu ra tương ứng.
2. Các phương pháp định giá cổ phiếu
2.1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Tỷ lệ P/E được viết tắt từ Price-to-Earnings, tỷ lệ này được tính bằng cách lấy giá thị trường chia cho EPS của cổ phiếu. Trong đó, EPS hay Earnings-per-share chính là lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp.
Đây là phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất và phù hợp với nhiều đối tượng nhà đầu tư. Tuy nhiên phương pháp này chỉ là một tính toán một cách khách quan và cần kết hợp nhiều yếu tố vì vậy nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ lệ P/E để tham khảo chứ không nên dựa vào đó để đưa ra quyết định đầu tư.
Tại những quốc gia phát triển, tỷ lệ P/E trung bình của các công ty rơi vào khoảng 8-15 là bình thường. Nếu P/E lớn hơn 20 thì doanh nghiệp đó được đánh giá tốt và sẽ là thị trường tiềm năng cho người đầu tư trong tương lai. Ngược lại, nếu một công ty có tỷ lệ P/E thấp có thể là do không được thị trường đánh giá cao hoặc thông tin về doanh nghiệp không quá nhiều.
2.2. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B
Chỉ số P/B hay còn gọi Price-to-Book thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của doanh nghiệp. Chỉ số này phụ thuộc vào lợi nhuận/tốc độ tăng trưởng/lợi thế cạnh tranh/độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính/ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ lệ P/B bao nhiêu là hợp lý? Điều này còn phụ thuộc vào ngành mà nhà đầu tư hướng tới để xác định P/B.
Thông thường, P/B nằm trong khoảng từ 0.7 đến 1.5 là bình thường. Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu có Tỷ lệ P/B cao, hãy đảm bảo đó là những công ty chất lượng và tăng trưởng. Công ty có thiên hướng tăng trưởng, cổ phiếu Blue Chip bền vững thường sẽ có chỉ số P/B rất cao (lấy ví dụ như Thế giới di động có P/B VNM >10).
Nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B với hầu hết các ngành nghề trên thị trường bởi nó so sánh lợi thế cạnh tranh rất hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý khi dùng phương pháp này, nhà đầu tư nên nhớ kết hợp phân tích với tỷ lệ ROE để có độ chính xác cũng như kết quả tốt hơn.
2.3. Các phương pháp định giá khác
Ngoài 2 phương pháp khá phổ biến trên thì còn một số phương pháp sau đây nhà đầu tư có thể tham khảo khi tiến hành định giá cổ phiếu.
- Phương pháp DCF: DCF hay chiết khấu luồng thu nhập là phương pháp được dựa trên nguyên lý “tiền có giá trị theo thời gian”. Khi một công ty có kế hoạch sản xuất và kinh doanh dài hạn thì việc xác định được luồng thu nhập dự kiến thu được trong tương lai (E) sẽ dễ dàng hơn. Từ đây có thể sử dụng công thức định giá cổ phiếu theo luồng thu nhập : P = Po+E1/(1+r) + E2/(1+r)2+E3/(1+r)3+E4/(1+r)4+E5/(1+r)5.
- Định giá cổ phiếu bằng phương pháp cổ tức, định giá theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức: Tỷ suất cổ tức (r) là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt chia cho giá cổ phiếu và thường được tính bằng công thức: Tỷ suất cổ tức = Cổ tức bằng tiền/thị giá.
- Dùng phương pháp thu nhập thặng dư để định giá cổ phiếu.
- Định giá cổ phiếu bằng phương pháp EPV.
Phần kết
Định giá cổ phiếu sẽ giúp cho trader có được cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Các phương pháp trên phần nào hỗ trợ người chơi định giá cổ phiếu của các công ty trên thị trường cũng như là tài liệu tham khảo trước khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như lĩnh vực kinh doanh trader có thể sử dụng các phương pháp định giá cổ phiếu thích hợp.