Ngoài những thuật ngữ mà chúng tôi đã đề cập ở các bài viết trước, một thuật ngữ căn bản trong Forex và cũng chiếm phần quan trọng không kém mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải biết đó chính là Margin call. Thuật ngữ khiến không ít trader sợ hãi khi nhắc đến bởi Margin call xuất hiện đồng nghĩa với việc tài khoản giao dịch của người chơi đang rơi vào tình trạng nguy hiểm, sắp bị cháy, đó hoàn toàn là điều mà chắc hẳn không trader nào mong muốn.
Tuy nhiên, Margin call vẫn chưa thật sự đáng sợ bởi nhà đầu tư vẫn có thể can thiệp để cải thiện tài khoản tốt hơn nhưng nếu stop out xảy ra thì gần như người chơi sẽ bị trắng tay. Bài viết hôm nay, cùng theo chân đánh giá sàn tìm hiểu về Margin call trên thị trường Forex cũng như làm cách nào để giúp nhà đầu tư tránh được Margin call hay stop out trong giao dịch.
1. Khái niệm Margin call là gì?
Margin call hay còn gọi lệnh gọi ký quỹ là một thông báo, cảnh báo hay báo động của sàn môi giới ngoại hối đến các nhà đầu tư khi mức ký quỹ (Margin level) giảm xuống dưới một tỷ lệ giới hạn nào đó theo quy định của sàn, để người chơi có những biện pháp can thiệp kịp thời đến tài khoản giao dịch của mình.
Tùy thuộc vào mỗi sàn môi giới Forex mà tỷ lệ Margin level giới hạn cho Margin call sẽ khác nhau, và tỷ lệ này cũng sẽ khác nhau trên từng loại tài khoản giao dịch mà nhà đầu tư lựa chọn, nhưng thông thường tỷ lệ này rơi vào khoảng là 150%, 100% hoặc 80%.
Khi người chơi bắt đầu thực hiện các vị thế giao dịch, tỷ lệ Margin level rất cao, nếu > 100% thì được xem là một mức ký quỹ an toàn. Trong quá trình giao dịch, nếu thị trường đi đúng xu hướng dự đoán thì Margin level càng tăng lên do equity tăng, tài khoản người chơi đang có lợi nhuận. Ngược lại, nếu thị trường đi ngược hướng dự đoán, equity giảm, Margin level giảm, nếu tỷ lệ này giảm xuống còn <= 100% đồng nghĩa với việc nhà đầu tư không còn khả năng để mở thêm bất kỳ lệnh mới nào.
Khi Margin call xuất hiện, những đối tượng nhà đầu tư có 2 biện pháp để cải thiện mức Margin level cho tài khoản của mình bằng cách:
- Tăng Margin level bằng cách tăng equity, tức là phải nạp thêm tiền vào tài khoản.
- Tăng Margin level bằng cách giảm used margin (ký quỹ đã sử dụng), nghĩa là nhà đầu tư có thể đóng một phần hoặc toàn bộ các lệnh đang thua lỗ lại.
Ví dụ về Margin call:
Tài khoản giao dịch của người chơi có balance là 500$ và thực hiện 5 lệnh giao dịch mới, mỗi lệnh có margin là 30$. Margin call mà sàn áp dụng cho tài khoản của người chơi là 100%.
- Tổng số ký quỹ đã sử dụng (used margin) là 150$.
- Equity tại thời điểm bắt đầu khớp lệnh là 500$=balance
- Margin level ở thời điểm khi bắt đầu khớp lệnh là (500/150) * 100% = 333%
Nếu thị trường đi đúng hướng mà người chơi dự đoán, lệnh của bạn có lời, equity tăng lên thành 550$, thì margin level lúc này sẽ là 367%.
Ngược lại, nếu thị trường đi ngược hướng dự đoán, bạn có 4 trong 5 lệnh đang thua lỗ nặng và tổng equity giảm xuống chỉ còn 120$ thì margin level lúc này sẽ là 80%. Lúc này, margin call sẽ xuất hiện.
Thực tế, equity biến động không ngừng bởi lợi nhuận/thua lỗ được cập nhật liên tục theo sự biến động của giá, vì vậy tại thời điểm mà equity giảm xuống còn 150$, tức là margin level bằng 100% thì Margin call đã xuất hiện rồi.
2. Một số khái niệm liên quan đến Margin call
2.1. Margin
Margin (hay mức Ký quỹ) chính là số tiền mà một nhà đầu tư gửi cho sàn môi giới trên mỗi lệnh giao dịch của mình, tùy thuộc vào đòn bẩy sàn hỗ trợ cao hoặc thấp mà số tiền ký quỹ cũng sẽ khác nhau.
2.2. Equity
Equity được hiểu đơn giản (Vốn chủ sở hữu) là số dư trong tài khoản giao dịch của người chơi, bao gồm cả lợi nhuận dự kiến hoặc trừ đi các khoản lỗ hiện tại.
2.3. Margin Level
Margin Level (hay Mức ký quỹ) là thước đo kháng cự tài khoản, được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tài khoản của người chơi so với ký quỹ đã sử dụng, Margin Level được tính bằng%.
Công thức Margin level = (Equity /Used Margin) * 100%
Mức ký quỹ cũng là một khái niệm mà nhiều nhà đầu tư dễ nhầm lẫn trong việc tính toán nhiều nhất, kể cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm.
2.4. Used Margin
Trên mỗi lệnh giao dịch, nhà đầu tư cần một khoản tiền gửi ký quỹ. Với bao nhiêu lệnh giao dịch thì nhà đầu tư phải gửi nhiều lần và tổng số tiền ký quỹ mà trader gửi sẽ được gọi là Used margin
2.5. Free Margin
Free Margin là số tiền còn lại trong tài khoản sau khi nó đã được sử dụng để gửi tiền.
Free Margin = Equity – Used margin
3. Mối quan hệ giữa Leverage và Margin
Khái niệm Margin (ký quỹ) liên quan chặt chẽ với Leverage (đòn bẩy). Khi nhà đầu tư chỉ sử dụng 1.000 đô la trong tài khoản giao dịch của mình và nhà đầu tư có thể mua một lượng hàng hóa trị giá 100.000 đô la, điều này có nghĩa người chơi đã vay thêm từ nhà môi giới 99.000 đô la. Tức là người chơi đã sử dụng đòn bẩy của mình 100 lần (100: 1).
Khi tài khoản của nhà đầu tư rơi vào trạng thái Margin Call, thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: nhà đầu tư thực hiện một trong 2 biện pháp để cải thiện tỷ lệ Margin level. Nếu người chơi cảm thấy các vị thế đang mở có khả năng sẽ lật ngược tình thế, thị trường sẽ nhanh chóng quay trở lại theo những gì mà trader dự đoán thì nên nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc đóng bớt các lệnh thua lỗ nặng, không có khả năng phục hồi để cải thiện Margin level nhằm giữ lại các lệnh có tiềm năng. Hoặc nếu không, nhà đầu tư có thể đóng tất cả các lệnh lại để chốt lỗ khi nhận thấy những phân tích của mình đã sai, thị trường sẽ tiếp tục chống lại các bạn.
- Trường hợp 2: nhà đầu tư không có sự can thiệp khi Margin call xuất hiện
- Nếu thị trường đảo chiều bất ngờ, những lệnh giao dịch của trader từ thua lỗ sẽ bắt đầu có lợi nhuận, tỷ lệ Margin level tự động tăng lên, người chơi sẽ không cần phải nạp thêm tiền hoặc đóng bớt lệnh.
- Tuy nhiên nếu thị trường vẫn tiếp tục đi ngược lại so với các lệnh của bạn đồng nghĩa Margin level sẽ tiếp tục giảm sâu hơn, đến một giới hạn nào đó gần về 0 thì nhà môi giới sẽ tự động đóng tất cả các lệnh của bạn lại mà không có bất kỳ một cảnh báo hay thông báo nào.
Việc nhà môi giới Forex tự động đóng các lệnh giao dịch đang chạy của nhà đầu tư lại khi tỷ lệ Margin level giảm xuống đến một giới hạn nào đó, thấp hơn Margin call chính là stop out hay còn gọi call out.
4. Bí quyết hạn chế Margin Call
4.1. Đặt lệnh dừng lỗ
Stop loss là công cụ hiệu quả nhất giúp trader hạn chế tổn thất khi thị trường đi ngược lại hướng dự đoán mà không phải ngồi hàng giờ trên máy tính. Khi thua lỗ được cố định, điều đó có nghĩa là mức ký quỹ sẽ chỉ giảm xuống mức được xác định trước, do vậy chắc chắn rằng lệnh gọi ký quỹ sẽ không xuất hiện, việc dừng sẽ ít có khả năng xảy ra hơn.
Ngoài ra, stop loss cũng là một công cụ quản lý rủi ro quan trọng khi giao dịch Forex, ngay cả đối với những trader chuyên nghiệp.
4.2. Đặt lệnh với khối lượng nhỏ
Khối lượng nhỏ, Margin của lệnh sẽ thấp, dẫn đến Margin Level cao hơn, khoảng cách từ khi lệnh được thực hiện cho đến khi trường hợp xấu nhất xảy ra, Margin Call cũng sẽ dài hơn. Tổng khối lượng giao dịch cho tất cả các lệnh không vượt quá 5% tổng số dư tài khoản là chiến lược được nhiều trader sử dụng. Với những trader mới, nguyên tắc này lợi nhuận không sẽ giúp bạn giảm thiểu được rủi ro.
4.3. Sử dụng đòn bẩy hợp lý
Đòn bẩy giúp trader tối đa hóa lợi nhuận trên số vốn nhỏ nhưng đòn bẩy càng cao thì rủi ro càng lớn. Tỷ lệ đòn bẩy cao sẽ giúp trader kiếm tiền nhiều và nhanh hơn nhưng cũng sẽ khiến bạn thua lỗ nhiều hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy thấp sẽ khiến cho số tiền ký quỹ Margin tăng lên, Margin level giảm xuống, trong trường hợp thị trường đi ngược xu hướng thì Margin call sẽ đến nhanh hơn.
Phần kết
Margin call hay stop out đều là những điều mà không một nhà đầu tư nào mong muốn xảy ra cho tài khoản của mình. Việc lựa chọn một tỷ lệ đòn bẩy vừa phải, kết hợp với khối lượng thấp cùng với đó là luôn đặt stop loss cho các lệnh giao dịch sẽ giúp trader hạn chế được rủi ro và đạt được hiệu quả giao dịch cao hơn cũng như tránh được margin call. Chúc các bạn thành công!