Mô hình nến Morning Star là mô hình gồm ba cây nến báo hiệu sự đảo chiều trên thị trường và có thể được sử dụng khi giao dịch ngoại hối hoặc bất kỳ thị trường nào khác. Tín hiệu của sự đảo chiều là rất quan trọng khi giao dịch trên thị trường tài chính. Sau đây, đánh giá sàn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm một mô hình nến đảo chiều mới là Morning Star. Mô hình nến này có thực sự hiệu quả khi giao dịch?
1. Mô hình nến Morning Star là gì?
Nến Morning Star là mô hình nến đảo chiều tăng, mẫu xuất hiện ở phía dưới cùng của một xu hướng giảm. Mô hình này cho thấy đà giảm giá đang chậm lại trước khi một động thái tăng giá lớn đặt nền tảng cho một xu hướng tăng mới.
2. Đặc điểm của mô hình nến Morning Star
- Xu hướng hiện lại của thị trường bắt buộc phải là giảm vì đây là mô hình đảo chiều từ giảm sang tăng.
- Cây nến đầu tiên phải là một cây nến dài, thể hiện sự tiếp diễn mạnh mẽ của xu hướng.
- Nến thứ hai phải có phần thân nhỏ, có thể là một cây nến Doji. Cây nến này có thể tăng hoặc giảm đều được.
- Nến số ba bắt buộc phải là một nến tăng cao, thể hiện có lực mua mạnh.
3. Tính hợp lệ của mô hình
Mô hình nến này cung cấp tín hiệu đảo chiều tăng giá, tuy nhiên không phải lúc nào mô hình này cũng mang lại hiệu quả. Nếu mô hình nến Morning Star có những đặc điểm sau thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm vào mức độ tin cậy của mô hình:
- Nến giảm thứ nhất đẩy giá xuống mức đáy trước đó, nghĩa là đi vào vùng hỗ trợ.
- Cây nến thứ nhất có khối lượng nhỏ, nến thứ 3 có khối lượng lớn giúp tăng khả năng đảo chiều xu hướng.
- Cây nến ở giữa có thân rất ngắn, có thể là nến Doji hoặc nến Doji đuôi dài, thể hiện sự do dự của thị trường. Bên cạnh đó, nếu nến này có khoảng trống (gap) so với 2 nến còn lại thì càng tốt.
- Cây nến tăng thứ ba đóng cửa tối thiểu nên cao hơn 1/2 đến 3/4 chiều dài nến thứ nhất. Dấu hiệu này cho nhà đầu tư thấy được tín hiệu được xác nhận mạnh mẽ hơn.
4. Giao dịch mô hình nến Morning Star
Nhà đầu tư nên giao dịch như thế nào nếu nhìn thấy sự xuất hiện của một mô hình nến Morning Star? Sự thành công của mô hình nến này sẽ càng cao nếu nhà đầu tư đang giao dịch tại vùng hỗ trợ hoặc vùng quá bán.
Đối với trader chuyên nghiệp, để cẩn thận hơn cho tài khoản, những trader này sẽ không tham gia vào thị trường khi mẫu mô hình Morning Star vừa mới hình thành, thông thường họ sẽ chờ đợi sự xuất hiện của một vài cây nến sau đó rồi mới đánh giá tình hình như thế nào.
Tuy nhiên thị trường thì biến động không ngừng, di chuyển rất nhanh để tạo một cây nến tăng mạnh. Trường hợp nếu người chơi do dự rất có thể việc vào lệnh của bạn sẽ gặp khó khăn. Chính vì vậy, nhà đầu tư nên cẩn trọng xem xét và vào lệnh ngay khi mô hình nến này vừa hoàn thành, đặc biệt là khi có thêm sự xác nhận của các yếu tố vùng hỗ trợ hay vùng quá bán.
Cùng theo dõi ví dụ dưới đây trên biểu đồ EURUSD để xem xét cách vào lệnh ngay sau khi cây nến thứ ba của mô hình được tạo thành.
Một việc thể thiếu trong mỗi lệnh giao dịch của nhà đầu tư để hạn chế rủi ro và bảo vệ tài khoản của mình là đặt lệnh dừng lỗ (stop loss). Điểm dừng lỗ theo mô hình nến Morning Star người chơi nên đặt dưới đáy của mô hình hoặc là đáy gần nhất.
Điểm chốt lời (take profit) nhà đầu tư sẽ đặt ở các vùng kháng cự bên trên hoặc cũng có thể đặt tại các khu vực tích lũy giá trong quá khứ như ví dụ ở hình bên trên.
Phần kết
Mô hình nến Morning Star cũng được xem là một mẫu mô hình rất phổ biến trên thị trường tài chính đặc biệt là Forex, được phân tích trên nhiều khung thời gian khác nhau. Người chơi cũng rất dễ dàng nhận biết được mẫu mô hình nến này chính bởi các quy tắc vào lệnh giao dịch khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu mô hình nến Morning Star này thất bại, giá có thể giảm rất sâu, vì vậy việc luôn đặt stop loss giúp trader quản lý rủi ro tốt hơn.