Các mô hình tam giác sử dụng trong giao dịch của trader

Hầu như các mô hình giá dùng trong phân tích kỹ thuật sẽ cho người chơi nhận ra các tín hiệu về giá đảo chiều hay tiếp diễn xu hướng. Tuy nhiên, cũng có mô hình cho thấy cả 2 tín hiệu đều có khả năng xảy ra làm cho nhà đầu tư khó nhận biết được. Bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu một mô hình giá có tính chất như vậy đó chính là mô hình tam giác cũng như cách giao dịch với mô hình này như thế nào?

1. Mô hình tam giác là gì?

Mô hình tam giác là gì?
Mô hình tam giác là gì?

Mô hình tam giác hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Triangle, đây chính là mô hình báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng hội tụ trước khi phá vỡ mô hình Triangle một cách mạnh mẽ nghiêng về một phía.

Trong mô hình này, cả hai bên mua và bán đều không cho thấy động thái chiến đấu quá khốc liệt để giành chiến thắng về mình. Cả hai bên đều có sự chờ đợi một dấu hiệu nào đó thật rõ ràng cho đến tận cuối cùng của hình tam giác.

Càng đi về cuối của hình tam giác, biên độ của giá càng thu hẹp lại, một bên quyết định dồn hết sức tung ra quyết định để giành phần thắng, hạ gục đối phương.

Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ không biết được chính xác giá sẽ đi theo hướng nào, người chơi chỉ có thể biết được rằng rất có khả năng giá sẽ bùng nổ rất mạnh mẽ sau khi phá vỡ tam giác.

Thị trường Forex là gì

2. Phân loại mô hình tam giác

Có 3 loại tam giác cơ bản gồm có:

  • Mô hình giá Tam Giác Cân – Symmetrical Triangle: là mô hình giá tam giác được hình thành từ đường kháng cự hướng xuống và đường hỗ trợ hướng lên, hội tụ tại một điểm phía bên phải của mô hình, tạo thành hình của một tam giác cân.
  • Mô hình giá Tam Giác Tăng – Ascending Triangle: mô hình giá tam giác tăng được hình thành bởi đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ dốc lên, cả 2 đường này hội tụ tại một điểm nằm bên phải và hình thành nên một hình tam giác.
  • Mô hình giá Tam Giác Giảm – Descending Triangle: mô hình tam giác được hình thành từ một đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ đi ngang, 2 đường này có xu hướng hội tụ tại một điểm nằm về phía bên phải từ đó hình thành nên một tam giác.

Giá vàng online tại Việt Nam

3. Đặc điểm nhận dạng các mô hình tam giác

3.1. Mô hình Symmertrical Triangle – Tam giác cân

Tam giác cân
Tam giác cân

Mô hình này xuất hiện khi đường kháng cự xu hướng giảm và đường hỗ trợ xu hướng tăng cắt nhau ở bên phải của mô hình. Để mô hình này có hiệu lực thì đường kháng cự xu hướng giảm và đường hỗ trợ xu hướng tăng phải có 2 lần chạm của giá.

Mô hình này biểu hiện một sự tạm nghỉ của một xu hướng, vì vậy giá thường có xu hướng đi tiếp. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tin tức nghiêng về phe vào thì giá sẽ break out và đi theo hướng của phe đó.

3.2. Mô hình Ascending Triangle – Tam giác tăng

Tam giác tăng
Tam giác tăng

Mô hình này thể hiện sự tạm nghỉ của giá. Những người mua trước đó nhận thấy giá tăng quá nhiều và thực hiện bán, tuy nhiên phe bán chỉ bán khi giá đạt đến đỉnh và tạo 1 đường kháng cự nằm ngang. Nhưng giá lại tiếp tục bị đẩy lên bởi có những thông tin tạo lòng tin rằng giá vẫn còn tăng.

Nếu là thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư có thể xem xét về khối lượng giao dịch, nếu khối lượng tăng thì rất có khả năng giá sẽ bức phá đi lên. Còn đối với thị trường Forex, dựa vào kinh nghiệm giao dịch có thể thấy khả năng cao giá sẽ bức phá đi lên hơn là đi xuống.

Bear Market là gì

3.3. Mô hình Tam giác giảm – Descending Triangle

Mô hình Tam giác giảm
Mô hình Tam giác giảm

Để đảm bảo tiêu chuẩn thì một xu hướng rõ ràng cần tồn tại và xu hướng này cần tồn tại và kéo dài trong khoảng thời gian vài tháng, qua đó, mô hình tam giác giảm đánh dấu giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng sau điểm phá vỡ (breakout).

Khi đường hỗ trợ nằm ngang của tam giác hướng xuống bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành đường kháng cự mới. Đôi khi giá hồi trở lại đường kháng cự mới này trước khi dao động mạnh theo chiều hướng xuống.

Khi điểm phá vỡ xuất hiện thì mục tiêu giá được tính bằng cách đo khoảng cách rộng nhất của mô hình sau đó trừ đi mức giá điểm phá vỡ.

4. Cách giao dịch của mô hình tam giác cho nhà đầu tư

4.1. Với mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle

Mô hình Symmetrical Triangle với 2 cạnh tạo bởi 2 đường Kháng Cự và Hỗ Trợ

Cách giao dịch của mô hình tam giác cân cho nhà đầu tư
Cách giao dịch của mô hình tam giác cân cho nhà đầu tư

Với mô hình tam giác cân, nhà đầu tư có thể nhìn thấy có những đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn. Cho thấy rằng cả 2 bên mua và bên bán đều không đủ sức để đẩy giá đi xa hơn cũng như giành được phần thắng lợi về bên nào. Chính vì vậy, có thể thấy, ở mô hình hình cả bên mua và bán đều hòa nhau và không ai có lợi thế hơn.

Cách giao dịch của mô hình tam giác cân cho nhà đầu tư
Cách giao dịch của mô hình tam giác cân cho nhà đầu tư

Cả 2 bên đều không đủ sức để đẩy giá đi xa hơn, cuối cùng 2 đường dốc của mô hình đang tiến lại gần nhau cho thấy sẽ sắp có sự xuất hiện sự phá vỡ 1 xu hướng mới.

Với mô hình này, người chơi có thể vào lệnh phía trên của cạnh trên và 1 lệnh phía dưới cạnh dưới và chờ đợi xu hướng tiếp theo của thị trường.

Cách giao dịch của mô hình tam giác cân cho nhà đầu tư
Cách giao dịch của mô hình tam giác cân cho nhà đầu tư

Nếu trader vào lệnh ở điểm thuộc cạnh trên thì sẽ nhận được lợi nhuận tốt hơn, còn nếu vào lệnh ở cạnh dưới thì bạn có thể ngắt lệnh khi giá bật lên tới cạnh phía trên.

4.2. Mô hình tam giác tăng

Với mô hình này, bên mua không thể vượt qua bên bán. Nhưng, bên mua đang bắt đầu đẩy giá lên cao bằng việc thúc đẩy đáy sau cao hơn đáy trước.

Mô hình tam giác tăng
Mô hình tam giác tăng

Bên mua thể hiện ưu thế khi tạo các đáy mới cao hơn, tạo áp lực lên vùng kháng cự và sớm phá vỡ vùng này, tuy nhiên vẫn chưa xác định được xu hướng tiếp theo. Nhiều nhà đầu tư cho rằng bên mua chiến thắng và giá sẽ bức phá khỏi đường kháng cự, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Đôi lúc, vùng kháng cự quá mạnh, bên mua sẽ không đủ sức để xuyên qua.

Mô hình tam giác tăng
Mô hình tam giác tăng

Nhà đầu tư có thể đặt 1 lệnh nằm phía trên đường kháng cự và 1 lệnh nằm phía dưới cạnh còn lại của tam giác. Mô hình này cho thấy phe mua đã thua, giá giảm mạnh và lao dốc.

4.3. Mô hình tam giác giảm

Mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm

Mô hình tam giác giảm cho thấy giá đang dần tạo những đỉnh thấp hơn chứng tỏ rằng bên bán đang dần chiếm được ưu thế. Thông theo, giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đường hỗ trợ trở thành một vật cản, giá sẽ bật trở lên và tạo thành hướng tăng mới. Nếu trường hợp này thật sự xảy ra, nhà đầu tư sẽ không thể biết được giá sẽ tăng đến đâu, lúc này người chơi sẽ phải tìm điểm vào lệnh để thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

Mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm

Với mô hình này, người chơi có thể vào lệnh bán phía dưới đường hỗ trợ và lệnh mua tại phía trên cạnh bên của tam giác. Tại đây, giá đã phá vỡ đỉnh của mô hình. Sau khi phá vỡ đỉnh, giá bắt đầu tăng mạnh, nhưng độ dài chỉ bằng khoảng chiều cao của tam giác.

Nhà đầu tư vào lệnh mua ở phía trên đỉnh của tam giác và khoản lợi nhuận thu về sẽ bằng với khoảng cách chiều cao hình tam giác.

Phần kết

Trên trên là những thông tin tổng quan về mô hình tam giác mà nhà đầu tư có thể tham khảo. Để giao dịch hiệu quả với mô hình này, người chơi cần tham gia luyện tập thường xuyên cũng như cần xác định được đó chính xác là mô hình tam giác và các điều kiện để mô hình này có hiệu lực nhằm giúp ích cho quá trình ra quyết định của trader. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *