Sàn TigerWit là một Forex Broker chỉ mới xuất hiện trên thị trường tài chính vài năm gần đây chính vì vậy, cái tên TigerWit chắc hẳn còn xa lạ với nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Thời gian gần đây, có không ít thông tin sàn TigerWit lừa đảo được lan truyền rộng rãi. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao? Cùng đánh giá sàn tìm hiểu ở bài viết sau.
1. Những thông tin về sàn TigerWit
TigerWit là sàn giao dịch đến từ Vương quốc Anh, được thành lập vào năm 2015. Trong thời gian ngắn, TigerWit đã phát triển thành một công ty đa quốc gia với sự hiện diện rộng khắp các khu vực trên thế giới. Tất cả các giao dịch với TigerWit hiện đi qua sổ cái giao dịch blockchain. Tất cả dữ liệu là không thể chỉnh sửa. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể xác thực dữ liệu giao dịch của họ trên blockchain.
Theo những gì TigerWit chia sẻ trên trang web chính thức của họ thì nhà môi giới này được cấp phép hoạt động bởi nhiều cơ quan quản lý tài chính, cụ thể:
- Giấy phép FCA – FRN 679941 của Vương Quốc Anh
- Giấy phép SCB – SIA-F185 của Bahamas
- Giấy phép SFC – BOI171 của Hong Kong
Bên cạnh đó, nhằm tạo lòng tin cho khách hàng, TigerWit còn phân chia quỹ một cách rõ ràng, tách biệt tài khoản khách hàng và tài khoản công ty. Cùng với đó, sàn môi giới này còn tăng cường các biện pháp bảo vệ như hợp tác với một số tổ chức ngân hàng lớn, và tiền của khách hàng luôn được giữ trong các tài khoản riêng biệt tại các ngân hàng được cấp phép hợp lệ và các hiệp hội tín dụng. Hạn mức nội bộ đảm bảo đa dạng hóa nguồn vốn khách hàng giữa các ngân hàng, trong khi rủi ro tín dụng được giám sát thường xuyên.
Tất cả những việc trên đều nhằm mục đích cho thấy sự an toàn khi nhà đầu tư tham gia giao dịch tại TigerWit.
2. Nhà môi giới TigerWit lừa đảo khách hàng có phải sự thật?
Theo như thông tin mà TigerWit đưa ra thì nhà môi giới này được đăng ký tại Vương quốc Anh, tuy nhiên máy chủ của họ lại đặt tại Trung Quốc, điều nầy làm nảy ra sự nghi ngờ của nhà đầu tư.
Phần mềm giao dịch MT4/MT5 của sàn cung cấp lại là nhãn trắng, không giống như nền tảng MT4/MT5 phổ biến trên thị trường, đây cũng là một điểm khá đáng ngờ.
Trang chủ của WikiFx.com có đề cập đến giấy phép hoạt động của TigerWit. Theo đó, WikiFx khẳng định qua quá trình điều tra, chứng minh, sàn môi giới tạm không được công nhận với cơ quan cai quản có hiệu lực nào, trader cần lưu ý đề phòng rủi ro.
Ủy ban giám sát quản lý BahamasSCB (số giấy phép quản lý: SIA-F185) mà sàn môi giới TigerWit này tuyên bố sở hữu bị nghi ngờ là giả mạo, thuộc về hình thức quản lý từ xa, rất khó để kiểm soát và xác minh.
WikiFx.com là một trang web đánh giá mức độ uy tín của những Forex Broker trên thị trường được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lại có sự đánh giá không tốt về TigerWit khi có không ít thông tin bát lợi đối với nhà môi giới này.
Phần kết
Thị trường ngoại hối ngày càng phát triển cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt Forex Broker. Tuy nhiên không ít nhà đầu tư bị lừa bởi những sàn môi giới scam. TigerWit lừa đảo, liệu có phải sự thật? Qua bài viết trên, hy vọng bản thân mỗi người chơi sẽ có sự nhận định và quyết định riêng cho mình. Chúc bạn thành công!