Bước chân vào thị trường tài chính, nhà đầu tư cũng tìm hiểu không ít những khái niệm liên quan đến thị trường này và chắc hẳn trong số đó cũng từng nghe qua cụm từ benchmark. Đây là thuật ngữ nói về một tiêu chuẩn để đo lường hiệu quả lợi nhuận cũng như rủi ro của các quỹ đầu tư. Bài viết sau đây, đánh giá sàn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm benchmark là gì? Các đặc điểm chính của benchmark và lý do tại sao benchmark lại quan trọng.
1. Benchmark là gì?
Benchmark được gọi là định điểm chuẩn hay điểm tiêu chuẩn. Trong lĩnh vực về tài chính, benchmark được hiểu đây là các tiêu chí chuẩn dùng để lường mức độ hiệu quả cũng như rủi ro của những quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ ETF hoặc dùng để đo hiệu suất quản lý đầu tư hoặc cũng có thể là một loại hình đầu tư nào đó.
Mỗi ngành đầu tư sẽ có các tiêu chuẩn benchmark khác nhau giữa các danh mục đầu tư.
Ví dụ như trong thị trường chứng khoán sẽ là các chuẩn so sánh…
2. Benchmark có thực sự quan trọng hay không?
Từ khái niệm của benchmark có thể kết luận rằng khi muốn đánh giá mức độ hiệu quả cũng như sự rủi ro của bất cứ thị trường nào thì nhà đầu tư có thể sử dụng những con số và so sánh chúng với các benchmark tiêu chuẩn.
Đối với thị trường tài chính, có thể dùng các chỉ số đại diện cho nền kinh tế như chỉ số S & P 500 và Dow Jones Industrial Average chẳng hạn và so sánh với các benchmark để đánh giá một sự hiệu quả nào đó.
Đối với dạng chứng khoán thu nhập cố định thì các điểm chuẩn benchmark chính là những chỉ số trái phiếu tổng hợp, chỉ số trái phiếu kho bạc thuộc Ngân hàng Barclays Capital. Ngoài ra, các trader quỹ tương hỗ ETF có thể sử dụng chỉ số Lipper chứ 30 quỹ tương hỗ lớn nhất làm cơ sở để mà so sánh. Còn đối với các trader quốc tế thì có thể sử dụng chỉ số MSCI. Bên cạnh đó, Wilshire 5000 cũng là 1 benchmark chuẩn đại diện cho cả phiếu được giao dịch công khai tại Hoa Kỳ.
Việc xác định và thiết lập một benchmark chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình giao dịch. Ngoài các điểm chuẩn benchmark truyền thống như vốn hóa lớn (thường vốn trên 10 tỷ USD), vốn hóa trung bình (trên 2 tỷ USD), vốn hóa nhỏ (khoảng từ 300 triệu USD), mức độ tăng trưởng và giá trị thì trader cũng cần quan tâm đến các chỉ số dựa trên đặc điểm cơ bản, lĩnh vực, cổ tức, xu hướng thị trường…Từ những điều trên, sẽ giúp người chơi xác định được quỹ đầu tư thích hợp.
Ngoài ra, khi nhà đầu tư tìm hiểu về các điểm chuẩn benchmark còn giúp phản ánh được mức độ rủi ro mà người chơi có thể chấp nhận được.
- Các đặc điểm chính của điểm chuẩn benchmark
- Điểm tiêu chuẩn benchmark chính là thước đo tiêu chuẩn đo lường mức độ hiệu quả cũng như rủi ro.
- Trong lĩnh vực đầu tư, các chỉ số của thị trường có thể được nhà đầu tư sử dụng làm chuẩn mực đánh giá cho suất các danh mục đầu tư.
- Việc chọn điểm chuẩn được đánh giá rất quan trọng bởi nếu chỉ số sai có thể dẫn đến lỗi điểm chuẩn.
- Lợi ích của benchmark và lỗi điểm chuẩn benchmark
Sử dụng benchmark thành công sẽ thu được lợi ích gấp nhiều lần so với mức chi phí phải bỏ ra. Benchmark được sử dụng để giúp nhà đầu tư, tổ chức xác định những quy trình nào cần hoàn thiện cũng có nghĩa là bạn phải đặt mục tiêu đạt được mức tối ưu nhất trong những mặt nào.
Lỗi điểm chuẩn benchmark là tình huống mà trong đó điểm chuẩn được chọn trong mô hình tài chính bị sai lệch.
3. Điểm định chuẩn được sử dụng trong lĩnh vực nào?
- Quản lý đầu tư công nghiệp: điểm chuẩn benchmark được sử dụng để làm yếu tố quản lý danh mục đầu tư. Chiến lược quỹ đầu tư thụ động và chiến lược smart beta là 2 chiến lược được bắt nguồn từ việc đầu tư theo quan điểm benchmark.
- Các quỹ đầu tư thụ động: quỹ này được tạo ra để cung cấp thông tin về điểm chuẩn benchmark cho các trader cá nhân muốn đầu tư vào các chỉ số chứng khoán. Trong quỹ thụ động, những người quản lý đầu tư thường sử dụng chiến lược sao chép để phù hợp giữa tỷ lệ nắm giữ và lợi nhuận cùng với mức chi phí thấp.
4. Các cấp độ áp dụng benchmark
Có 3 cấp độ áp dụng benchmark như sau:
- Cấp độ hoạt động: được áp dụng trong các đơn vị kinh doanh riêng lẻ.
- Cấp độ chức năng: áp dụng benchmark ở cấp độ này sẽ giúp ích cho nhiều bộ phận bên trong của tổ chức.
- Cấp độ chiến chiến lược: ảnh hưởng đến hệ thống và quá trình thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức. Benchmark chiến lược sẽ không giúp nhà đầu tư có lợi nhuận nhanh chóng nhưng nó sẽ có tiềm năng trong lâu dài.
Phần kết
Qua bài viết hy vọng rằng nhà đầu tư có thể hiểu được benchmark là gì, tầm quan trọng chỉ số này như thế nào trong vấn đề đầu tư tài chính? Tìm hiểu và coi trọng phương pháp benchmark giúp trader mang lại lợi ích nhất định.