Bollinger bands là gì? Cách sử dụng đường bollinger band

Những người chơi Forex giao dịch theo phương pháp phân tích kỹ thuật thì chắc hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ Bollinger Bands -đây cũng là một chỉ báo khá quen thuộc trong giao dịch Forex. Vậy Bollinger Bands là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào và cách sử dụng nó ra sao? Đánh giá sàn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

1. Bollinger Bands là gì?

Bollinger bands là gì
Bollinger bands là gì

Bollinger Bands được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng John Bollinger trong những năm 80 của thế kỷ trước. Chỉ báo này được xem là một trong những công cụ rất hữu ích để phân tích biến động giá trên thị trường, nó được nhận định hoạt động tốt hơn so với các công cụ khác như: stochastics, đường trung bình (moving average), RSI,…

Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật được xác định bởi đường trung bình đơn giản ( Simple Moving Average – SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới. Dải Bollinger Bands sẽ tự động điều chỉnh mở rộng trong các giai đoạn mà thị trường biến động và thu hẹp trong các giai đoạn thị trường có ít biến động hơn.

Về thành phần cấu tạo thì dải Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Có 3 thành phần cơ bản tạo nên chỉ báo Bollinger Bands bao gồm:

  • Moving Average: là đường trung bình động sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20).
  • Upper Band: là dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá của 20 phiên, liên tiếp, có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20).
  • Lower Band: là dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 được tính toán từ dữ liệu giá của 20 phiên liên tiếp, có vị trí nằm dưới đường trung bình SMA (20).
Bollinger bands
Bollinger Bands

2. Ý nghĩa của dải Bollinger Bands

Bollinger bands là một trong những chỉ báo khá phổ biến. Nhiều nhà đầu tư tin rằng giá cùng di chuyển đến dải trên của Bollinger bands thì lúc này thị trường càng quá mua. Ngược lại, nếu giá di chuyển đến dải dưới thì thị trường càng bán quá mức:

2.1. Dải Bollinger bands siết chặt (hay còn gọi là thu hẹp)

Việc siết chặt (hay thu hẹp) là khái niệm quan trọng của Bollinger bands. Dải Bollinger bands siết chặt khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới với đường SMA được thua hẹp. Bollinger bands siết chặt cho thấy rằng cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động thấp. Các chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu cho biết rằng giá sẽ biến động mạnh trong tương lai và rất có thể xuất hiện cơ hội giao dịch cho nhà đầu tư.

Ngược lại, các dải di chuyển rộng ra có khả năng giá sẽ giảm và là cơ hội để thoát vị thế. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên nhớ rằng, những diễn biến này không phải là tín hiệu để giao dịch, vì nó không cho biết giá sẽ biến động theo hướng như thế nào (tăng hay là giảm).

2.2. Bứt phá

Khoảng 90% hành động giá xảy ra giữa dải trên và dải dưới của Bollinger bands. Trong trường hợp mức giá vượt qua dải tên hoặc dải dưới đều là sự kiện lớn. Cũng giống như khi siết chặt, bút phá cũng không phải là tín hiệu giao dịch. Một trong những sai lầm mà nhà đầu tư mắc phải là tin rằng khi giá chạm tới hoặc vượt qua dải trên/ dải dưới  là tín hiệu để mua hoặc bán. Sự bứt phá không hề cung cấp manh mối gì về hướng hoặc mức độ di chuyển của giá trong tương lai.

Bollinger bands
Bollinger bands

3. Những hạn chế của Bollinger bands

Bollinger bands không phải là một hệ thống giao dịch độc lập, nó chỉ đơn giản là 1 chỉ báo được thiết kế để cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin liên quan đến việc biến động giá. Người phát minh ra Bollinger bands (John Bollinger) đề nghị nên kết hợp nó với hai hoặc ba chỉ số không tương quan khác cung cấp nhiều tín hiệu thị trường trực tiếp hơn. Việc sử dụng các chỉ số dựa trên các loại dữ liệu khác nhau là rất quan trọng. Một số kỹ thuật được ưu thích để kết hợp với dải Bollinger bands là MACD và RSI.

Bởi vì chúng được tính toán từ SMA, Bollinger bands có trọng số dữ liệu mới và dữ liệu cũ ngang bằng nhau, chính vì vậy thông tin mới có thể bị pha loãng bởi những thông tin cũ. Ngoài ra, việc sử dụng SMA 20 ngày cùng với một số lần độ lệch chuẩn là 1 tùy chọn và có thể không đem lại hiệu quả với tất cả trong mọi tình huống. Các nhà giao dịch nên điều chỉnh SMA và số lần độ lệch chuẩn sao cho phù hợp để có thể dễ theo dõi.

Điểm mẫu chốt là Bollinger bands được tạo ra để khám phá các cơ hội mang lại cho các nhà đầu tư khả năng thành công cao hơn.

4. Cách sử dụng Bollinger bands để giao dịch hiệu quả

Khi giao dịch trong kênh giá của dải Bollinger bands, nhà đầu tư sẽ sử dụng dải trên của Bollinger bands (ngưỡng kháng cự) và dải dưới Bollinger bands (ngưỡng hỗ trợ). Bất cứ khi nào mà mức giá chạm tới các vùng kháng cự hoặc vùng hỗ trợ thì giao dịch sẽ ngay lập tức được thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp giao dịch nào cũng có những điểm hạn chế và Bollinger bands cũng không ngoại lệ.

  • Thứ nhất: phương pháp này sẽ phù hợp với giao đoạn thị trường đang đi ngang và tích lũy với mức sinh lợi đem lại không được cao.
  • Thứ hai: trường hợp khi giá có những biến động  vượt khỏi dải Bollinger bands thì sẽ đi theo một xu hướng mới, lúc này những tín hiệu đóng mở vị thế cũ sẽ không còn được chính xác.
  • Thứ ba: khi dải Bollinger bands mở rộng hơn, lúc này sẽ thấy được những biến động tăng lên vì một xu hướng mới đang được mở ra, bất kỳ những biến động nào của dải Bollinger bands cũ cũng trở nên thiếu sự hợp lý.

Trong thực tế, có nhiều chiến lược giao dịch sử dụng dải Bollinger bands khác nhau, tùy thuộc vào phong cách giao dịch của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, có 3 phương pháp giao dịch đơn giản và phổ biến mà trader sử dụng:

  • Ứng dụng giao dịch khi mức giá trong biên Bollinger Bands.
  • Ứng dụng giao dịch khi mức giá vượt ngưỡng Bollinger Bands.
  • Ứng dụng giao dịch khi Bollinger Bands xuất hiện nút thắt cổ chai

4.1. Giao dịch khi giá trong biên Bollinger Bands

Gía thường hoạt động chủ yếu trong khoảng giữa biên trên và biên dưới của Bollinger Bands, nó có xu hướng xoay quanh đường SMA(20) . Hiếm gặp trường nào nào mà đường giá di chuyển khỏi Bollinger Bands.

  •   Lệnh mua (Buy): Chúng ta Buy khi mức giá chạm biên dưới (Lower Band) của chỉ báo.
  •   Lệnh bán (Sell): Chúng ta Sell khi mức giá chạm biên trên (Upper Band) của chỉ báo.

Nhà giao dịch không nên vào lệnh giao dịch mua hay bán khi giá chỉ chạm vào các dải biên trên hay biên dưới của Bollinger Bands, điều này rất mạo hiểm, mà nhà đầu tư nên chờ khi đường giá di chuyển nằm ngoài biên trên hoặc dưới của Bollinger Bands, và sau đó giá đóng cửa lại nằm bên trong Bollinger Bands thì đây là cơ hội tốt để vào lệnh. Đây là cách để hạn chế thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn.

Bollingerbands
Bollingerbands

4.2. Giao dịch khi mức giá vượt ngưỡng Bollingerbands

Có thể nói phương pháp này là phương pháp trái ngược hẳn và có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp vào lệnh trong phạm vi hoạt động của dải Bollingerbands. Muốn xác định được giá khi nào vượt ngưỡng thì cần đảm bảo 2 điều kiện: đầu tiên là có nhiều phiên củng cố mức giá ngưỡng, và điều kiện thứ 2 là giá sẽ đóng cửa nằm ngoài Bollingerbands.

  • Lúc này nhà đầu tư nên vào lệnh Buy khi giá đóng cửa nằm cao hơn biên trên của Bollingerbands. Khi xu hướng tăng mạnh, giá tăng mạnh khi mức giá luôn nằm ở nửa trên của dải Bollingerbands (khoảng giữa biên trên và đường SMA 20)
  • Thời điểm vào lệnh Sell khi giá đóng cửa nằm thấp hơn biên dưới của Bollingerbands. Khi xu hướng giảm mạnh, giá cũng giảm mạnh khi giá luôn nằm ở nửa dưới của Bollingerbands (khoảng giữa đường SMA20 và biên dưới của Bollingerbands).
Bollingerbands
Bollingerbands

4.3. Giao dịch khi Bollingerbands xuất hiện nút thắt cổ chai

Một phương pháp khá phổ biến hiện nay mà được đông đảo nhà đầu tư sử dụng đó là ứng dụng hiện tượng Bollingerbands tạo thành hình ảnh nút thắt cổ chai bởi nó có tính ứng dụng cao và đem lại hiệu quả đáng kể.

Đây là phương pháp khá đơn giản, khi dải trên và dải dưới co lại với nhau tạo thành hình ảnh nút thắt cổ chai thì đó là dấu hiệu cảnh báo sẽ có một sự biến động giá mạnh trong tương lai gần sắp tới, sau thời gian giá đi ngang (sideways) trong giai đoạn nút thắt cổ chai. Thường thì sau khi bands mở ra, giá sẽ đi vào dải trên (biên trên) hoặc dải dưới (biên dưới) của Bollinger Bands, đó cũng là xu hướng mới chuẩn bị được hình thành.

  • Thời gian thuận lợi vào lệnh mua khi giá đóng cửa ở biên trên của Bollinger Bands sau giai đoạn hình thành thắt nút cổ chai.
  • Thời gian thuận lợi vào lệnh bán khi giá đóng cửa ở biên dưới của Thời gian thuận lợi vào lệnh sau giai đoạn nút thắt cổ chai.
Bollingerbands7
Bollingerbands

Phần kết

Mỗi chiến lược giao dịch Forex đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm khác nhau, phương pháp Bollinger Bands cũng tương tự như vậy. Nó là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật rất phổ biến và hữu ích, phổ biến và được nhiều trader sử dụng. Để ứng dụng tốt Bollinger Bands vào các giao dịch của mình, nhà đầu tư cần nắm vững các nguyên tắc đã nêu ở trên, cùng với đó nên kết hợp theo dõi tin tức trên lịch kinh tế, theo dõi những biến động của thị trường để có phương án phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *