Tìm hiểu các mô hình nến Nhật cơ bản cho nhà đầu tư

Trong quá trình tham gia thị trường Forex, nhà đầu tư thường sử dụng không ít các mô hình nến cũng như các phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau để dự đoán các xu hướng thị trường. Trong số đó, các mô hình nến Nhật là lợi biểu đồ được nhiều nhà đầu tư ưu tiên sử dụng nhất bởi dự phổ biến cũng như tính hiệu quả của nó. Bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ gửi đến bạn đọc một số mô hình nến Nhật cũng như đặc điểm và ý nghĩa của chúng như thế nào?

1. Nguồn gốc ra đời của các mô hình nến Nhật

Mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật

Mô hình nến Nhật là biểu đồ thể hiện giá tăng hay giảm trong một khung thời gian xác định. Nó giúp nhà đầu tư xác định được những bước tiến hay lui của thị trường.

Theo thông tin, các mô hình nến Nhật Bản được bắt nguồn từ một người thương nhân gạo của Nhật có tên là Munehisa Homma. Sau khi tiếp quản “doanh nghiệp gia đình”, ông đến Osaka để trở thành một nhà đầu cơ gạo.

Munehisa Homma phát minh ra đồ thị cây nến hay còn gọi là biểu đồ nến Nhật nhằm để thể hiện các mức giá biến động trên thị trường trong nhiều năm liền. Ông liên tục vẽ, nghiên cứu  cùng với đó là đối chiếu với những tác động của các nhân tố như biến động thời tiết  hay tình hình kinh tế, chính trị và thuế của nhà nước… và cũng từ đó để tìm ra quy luật của chuyển động giá.

Sau nhiều năm nghiên cứu và Munehisa Homma có được thành công và còn được mệnh danh là “Chúa tể thị trường”.

Trải qua 200 năm sau đó, những mô hình nến Nhật này của ông mới được giới thiệu đến phương Tây bởi  Steve Nison, trong cuốn sách của có tên là “Kỹ thuật biểu đồ nến Nhật Bản.”

2. Các đặc điểm của mô hình nến Nhật

Sử dụng hình ảnh để minh họa chính là cách tốt nhất để nói về các mô hình nến Nhật Bản.

Các đặc điểm của mô hình nến Nhật
Các đặc điểm của mô hình nến Nhật

Trong đó, các thông tin như:

  • OPEN: là giá mở cửa của sản phẩm giao dịch
  • CLOSE: giá đóng cửa của sản phẩm giao dịch
  • LOW: là mức giá thấp nhất
  • HIGH: giá cao nhất trên thị trường

Các mô hình nến Nhật Bản được sử dụng một cách linh hoạt cho bất cứ khung thời gian nào mà nhà đầu tư muốn từ ngắn hạn 30 phút, 1 giờ hay cả ngày. Các mô hình nến được dùng để mô tả hành động của mức giá khung một khung thời gian nhất định.

Tùy vào từng trường hợp, nếu nhà đầu tư mở biểu đồ Daily (D1), 1 nến thể hiện hành động giá trong 1 ngày 24h. Nếu nhà đầu tư mở biểu đồ H4 tức là 1 đồ thị nến thể hiện hành động giá trong vòng 4 giờ. Muốn biết được đồ thị nến H4 bắt đầu từ lúc nào thì nhà đầu tư cần nên biết khung thời gian đóng mở cửa của thị trường Forex, theo như liệu chia sẻ thì cứ cách 4 tiếng từ lúc thị trường Forex mở cửa sẽ là 1 nến H4.

Màu sắc của các cây nến trong mô hình nến Nhật sẽ dùng để xác định được giá đóng cửa hay mở cửa :

  • Cây nến tăng (màu xanh lá) có giá mở cửa thấp hơn mức giá đóng cửa.
  • Cây nến giảm (màu đỏ) có giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa.
  • Phần giữa của khoảng giá mở cửa và giá đóng cửa được gọi là thân nến (body).
  • Các đoạn thẳng trên và dưới thân nến gọi là bóng nến, bóng nến ở trên là upper shadow, bóng nến ở dưới là lower shadow.
  • Mức giá cao nhất (high) là giá tại bóng trên của nến.
  • Còn mức giá thấp nhất (low) là giá tại bóng dưới của nến.

3. Các mô hình nến Nhật cơ bản mà nhà đầu tư nên biết

3.1. Mô hình nến Spinning Top – Con xoay

Mô hình nến Spinning Top - Con xoay
Mô hình nến Spinning Top – Con xoay

Để nhận diện được mô hình nến Spinning Top – Con xoay khá đơn giản, nhà đầu tư nhìn thấy thân nến nhỏ, bóng nến trên và bóng nến dưới dài.

Ý nghĩa của mô hình nến Spinning Top – Con xoay: khi thị trường Forex mở cửa, cả 2 bên mua và bán đều cố gắng để có thể chiếm được quyền kiểm soát thị trường, chính điều này đã làm cho bóng trên và bóng dưới nến dài. Tuy nhiên, đến cuối phiên giao dịch lại không có bên nào chiếm được ưu thế hơn nên làm cho thân nến nhỏ.

Mô hình nến Spinning Top cho nhà đầu tư thấy được sự biến đọng đáng kể trên thị trường, áp lực cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế giữa bên mua và bên bán tuy nhiên lại không có ai giành được phần thắng.

3.2. Mô hình nến Marubozu

Mô hình nến Marubozu
Mô hình nến Marubozu

Biểu hiện của mô hình nến Marubozu là thân nến lớn và không có bóng nến.

Ý nghĩa của mô hình nến Marubozu: Mô hình nến Marubozu tăng giúp nhà đầu tư nhận thấy bên mua đã kiểm soát toàn bộ phiên giao dịch từ đầu đến cuối. Ngược lại, nếu mô hình nến Marubozu cho thấy bên bán chiếm được ưu thế kiểm soát thị trường từ đầu đến cuối.

3.3. Mô hình nến Nhật Hammer và Inverted Hammer

3.3.1. Mô hình nến Hammer (nến Búa)

Mô hình nến Hammer (nến Búa)
Mô hình nến Hammer (nến Búa)

Mô hình nến Hammer (nến Búa) có thân nến nhỏ, bóng nến trên rất nhỏ hoặc cũng có thể là không có bóng nến và bóng nến dưới dài.

Ý nghĩa của mô hình nến Hammer (nến Búa): nếu nến Hammer cho thấy ban đầu phe bán chiếm ưu thế khi giá giảm mạnh so với điểm mở cửa, tuy nhiên khi về sau bên mua chiếm lại ưu thế khi giá được đẩy lên cao, tạo bóng nến dưới dài. Trường hợp nếu mô hình nến Hammer (nến Búa) xuất hiện trong một xu hướng giảm thì có thể đây sẽ là tín hiệu cho một sự đảo chiều tăng mà nhà đầu tư có thể nắm bắt để giao dịch.

3.3.2. Mô hình nến Inverted Hammer (nến Búa ngược)

Mô hình nến Inverted Hammer (nến Búa ngược)
Mô hình nến Inverted Hammer (nến Búa ngược)

Mô hình nến Inverted Hammer (nến Búa ngược) giống hệt như mô hình nến Hammer nhưng xoay ngược lại. Thân nến nhỏ, bóng nến dưới hoặc cũng có thể không có và bóng nến trên dài.

Ý nghĩa của mô hình nến Inverted Hammer (nến Búa ngược): mô hình nến này cho thấy rằng ban đầu bên mua sẽ chiếm được ưu thế của thị trường khi đẩy giá lên cao hơn so với giá lúc mở cửa, tuy nhiên về sau phe bán lấy lại ưu thế khi đẩy mức giá xuống tại thành bóng nến trên dài. Nếu mô hình nến này xuất hiện trong một xu hướng tăng thì có thể đây là tín hiệu cho sự đảo chiều giảm.

3.4. Mô hình nến Doji và Mô hình Gravestone Doji

Mô hình nến Doji
Mô hình nến Dragonfly Doji
Mô hình Gravestone Doji
Mô hình Gravestone Doji

Khác với một số mô hình nến Doji thông thường, mô hình nến Dragonfly Doji có giá mở cửa và giá đóng của cùng ở mức cao nhất trong phiên.

Mô hình nến này cho thấy bên mua đang từ chối mức giá thấp hơn khi áp lự mua cho đến thời điểm vào cuối phiên giao dịch. Cũng thông qua đó, có thể thấy được bên mua đang chiếm được lợi thế lớn khi bước qua phiên giao dịch sau.

Mô hình nến Gravestone Doji thì ngược lại.

4. Những hạn chế của các mô hình nến Nhật

4.1. Các mô hình nến Nhật không thể dự báo xu hướng

Với các mô hình giá, mô hình phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng thị trường, thế nhưng, một số mô hình nến Nhật chỉ thế hiện mức giá đóng cửa, mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong 1 khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, nó chỉ cho trader thấy được những diễn biến diễn ra trong hiện tại.

Một trong những hạn chế của mô hình nến Nhật chính là việc không thể hiện được xu hướng của thị trường và trader cũng không thể dựa vào nó để có thể xác định được xu hướng hiện tại thị trường là như thế nào.

4.2. Mô hình nến Nhật không thể hiện rõ chuyển động giá 

Mô hình nến Nhật không thể hiện rõ chuyển động giá 
Mô hình nến Nhật không thể hiện rõ chuyển động giá

Nhà đầu tư khó có thể nhận thấy được hành động giá nào sẽ diễn ra bên trong mô hình nến D1. Hành động giá bên trong cây nến nó quan trọng hơn nhiều so với cây nến bởi nó có thể cho nhà đầu tư nắm được nhiều điều hơn về thị trường Forex.

Phần kết

Bài viết trên đã nói lên những thông tin về các Mô hình nến Nhật về nguồn gốc xuất hiện cũng như một số mô hình nến Nhật cơ bản. Những đặc trưng cũng như sự hạn chế của mô hình sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và vận dụng tốt hơn trong quá trình giao dịch của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *