Sau hai phiên tăng liên tiếp, hôm nay giá vàng quay đầu giảm, đảo chiều đi xuống khi lạm phát tại Mỹ và châu Âu chưa hạ nhiệt, đồng USD tăng giá mạnh so với đồng euro, lãi suất trái phiếu Mỹ trở nên hấp dẫn.
Giá vàng trong nước
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước đảo chiều giảm theo thị trường thế giới.
Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM giảm 100 nghìn đồng hai chiều xuống 68,70-69,60 triệu đồng / lượng.
Mức giảm này của thương hiệu vàng quốc gia bằng mức tăng của ngày hôm qua.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng đảo chiều giảm 100 nghìn đồng ở cả hai chiều xuống 68,70-69,50 triệu đồng / lượng.
Cùng chiều, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng giảm 50.000 đồng hai chiều xuống 53,96-54,66 triệu đồng / lượng.
Riêng giá vàng 9999 hiệu NPQ Phú Quý chốt phiên thứ 2 không đổi ở mức 53,90-54,65 triệu đồng / lượng chiều mua vào và bán ra…
Trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước tăng trở lại.
Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM được niêm yết ở mức 68,80-69,70 triệu đồng / lượng, tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều so với giá cùng thời điểm chốt phiên trước.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng tăng 150.000 đồng chiều mua vào và 50.000 đồng chiều bán ra lên 68,80-69,60 triệu đồng / lượng.
Cùng chiều, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng tăng 50.000 đồng hai chiều lên 54,01-54,71 triệu đồng / lượng.
Riêng giá vàng 9999 hiệu NPQ Phú Quý giữ nguyên ở mức 53,90-54,65 triệu đồng / lượng mua vào và bán ra…
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới đi ngang trong khoảng 1.845-1.850 USD / ounce trong phiên giao dịch sáng nay tại châu Á.
Lúc 9h sáng nay, giá vàng giao ngay giảm nhẹ 2 USD (0,11%) xuống 1.847,40 USD / ounce.
Không giữ được đà phục hồi, giá vàng thế giới giảm về sát mốc 1.840 USD / ounce.
Lúc 10h đêm qua, giá kim loại quý giảm mạnh 10,10 USD (0,55%) xuống 1.844 USD / ounce.
Giá vàng kỳ hạn giao tháng 8 cũng giảm 7,70 USD xuống 1.849 USD / ounce.
Giá vàng giảm ngay sau khi cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kết thúc.
Tại cuộc họp này, ECB vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ hiện tại nhưng cho biết nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất từ tháng 7 tới.
Hiện tại, lãi suất tiền gửi của ECB là -0,5%. Lãi suất huy động đã được ECB giữ ở mức âm kể từ năm 2014. Trong suốt 11 năm qua, cơ quan này chưa từng đưa ra quyết định tăng lãi suất nào.
Trong thông báo đưa ra vào ngày 9 tháng 6, ECB cũng xác nhận rằng họ sẽ dừng chương trình mua trái phiếu đã áp dụng gần một thập kỷ kể từ ngày 1 tháng 7. Chương trình mua tài sản đã là biện pháp kích thích kinh tế chính được ECB duy trì kể từ khi Khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Ngay sau cuộc họp của ECB, thị trường đang chờ đợi một dữ liệu quan trọng khác được công bố trong tuần này, báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của Mỹ sẽ được công bố vào sáng thứ Sáu theo giờ Mỹ.
CPI của Mỹ tháng này dự kiến sẽ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 8,3% trong tháng Tư.
Dự đoán xu hướng
Đêm qua, giá dầu thô sàn Nymex duy trì trên 120 USD / thùng khi giao dịch quanh mức 121,80 USD / thùng. Trong khi đó, chỉ số đô la Mỹ suy yếu và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng duy trì trên 3% khi giao dịch quanh mức 3,018%.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm tiếp tục duy trì lợi thế kỹ thuật tổng thể. Tuy nhiên, xu hướng giảm trong 2,5 tháng đã bị phủ nhận và một xu hướng tăng đang hình thành trên biểu đồ hàng ngày.
Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra mức đóng cửa trên ngưỡng kháng cự $ 1,900 / ounce.
Mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo là đẩy giá vàng xuống dưới ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật vững chắc ở mức 1.800 USD / ounce.