Chỉ số USD Index và tầm quan trọng của DXY trong Forex

Thị trường tiền tệ Forex luôn được giao dịch theo cặp, tuy nhiên có 1 chỉ số khá quan trọng nhưng chỉ đứng 1 mình, đây được xem là thước đo giá trị so với những đồng ngoại tệ khác trên thế giới. Đó chính là chỉ số USD Index. Cùng theo chân đánh giá sàn ở bài viết sau tìm hiểu về chỉ số USD  Index có tầm quan trọng như thế nào trong giao dịch Forex?

1. Chỉ số USD Index là gì ?

Theo thông tin, chỉ số USD Index là thước đo giá trị của đồng đô la so với rổ 6 loại tiền tệ khác (CHF, CAD, JPY, EURO..) – là một nhóm hàng loạt các quốc gia hàng đầu trên thế giới cũng như những đối tác thương mại lớn của Mỹ cùng với đó là sự lên xuống của 6 loại tiền tệ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến dao động lên xuống của chỉ số USD Index.

Chỉ số USD Index là gì ?
Chỉ số USD Index là gì ?

Trong rổ 6 loại tiền tệ trên thì chỉ số USD Index chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ đồng Euro là 57,6%, các loại tiền tệ còn lại lần lượt là đồng yên Nhật JPY (13.60%), bảng Anh GBP (11,90%), đô la Canada CAD (9.10%), đồng Krona Thụy Điển SEK (4.20%) và cuối cùng là đồng Franc Thụy Sĩ CHF (3.60%).

Chỉ số USD Index được xem là chỉ số để phản ánh “sức khỏe” của đồng tiền chính USD. Nếu USD Index tăng cho thấy đồng USD khỏe và ngược lại nếu USD Index giảm thì đồng USD đang bị suy yếu dần.

2. Công thức tính chỉ số USD Index

Công thức tính chỉ số USD Index
Công thức tính chỉ số USD Index

Chỉ số USD Index sẽ được tính theo công thức sau đây:

USDX = 50,14348112 × EURUSD -0,576 × USDJPY 0,136 × GBPUSD -0,19 × USDCAD 0,091 × USDSEK 0,042 × USDCHF 0,036

Trọng số là số dương khi đồng đô la Mỹ là tiền tệ cơ sở và trọng số âm khi đồng đô la Mỹ là tiền tệ biến đổi. Trong rổ 6 loại tiền tệ trên thì Euro và bảng Anh là 2 loại tiền có đồng đô la Mỹ là tiền cơ sở, 4 đồng tiền còn lại đều có đồng đô la Mỹ là tiền tệ biến đổi nên sẽ mang trọng số âm.

3. Chỉ số USD Index được thành lập như thế nào?

Năm 1973 chỉ số USD Index được tạo ra bởi cục Dự trữ Liên bang FED nhằm theo dõi giá trị của đồng đô la. Trước khi chỉ số USD Index được ra đời, đồng đô la luôn được cố định ở mức 35 USD/ ounce vàng từ năm 1944 cũng chính là thời điểm diễn ra thỏa thuận Bretton Woods.

USD Index được đánh dấu bằng cột mốc là 100 và phần trăm này đã thay đổi nhiều từ sau khi giá trị cơ bản của nó được thiết lập. Vào ngày 5/3/1985 chỉ số USD Index thiết lập là 163,83 cao nhất mọi thời đại tức là cao hơn 63,83% so với năm đầu tiên thiết lập chỉ số USD Index.

Mức chỉ số USD Index thấp nhất là 71,58 vào ngày 22/4/2008. Từ năm 1985 trở đi, USD Index được duy trì và chịu sự quản lý bởi tổ chức ICE (Intercontinental Exchange, Inc.).

4. Các dữ liệu lịch sử của chỉ số USD Index

Các dữ liệu lịch sử của chỉ số USD Index
Các dữ liệu lịch sử của chỉ số USD Index

Trên đây là dữ liệu của USD Index từ khoảng năm 2007 đến năm 2019.

  • Vào năm 2007: Giá trị của chỉ số USD Index là 76,70 theo giá giao ngay (spot price) được tính vào ngày 31/12.
  • Năm 2009: DXY kết thúc phiên cuối năm với giá 77,92. Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất, để đối phó với cuộc khủng hoảng làm cho đồng đô la giảm vì niềm tin của các trader vào đồng Euro tăng lên.
  • 2010: USD Index tăng vọt lên 88,26 đánh dấu mức cao nhất trong năm 2010.
  • Năm 2011: DXY giảm xuống 73,10 do khủng hoảng nợ diễn ra vào ngày 2/5. Nhưng sau khi FED khởi động “Chiến dịch Twist” (Operation Twist) trị giá 400 tỷ USD góp phần vực dậy nền kinh tế Mỹ, giúp DXY tăng lên ở mức 80,21 vào ngày cuối cùng của 2011.
  • Năm 2012: tổ chức FED đã công bố QE3 vào ngày 13/9 và QE4 vào tháng 12, chỉ số USD Index đóng cửa tại mức 79,77.
  • Vào năm 2013: FED thông báo cắt giảm quy mô mua trái phiếu hàng tháng và chứng khoán thế chấp là nhiều trader hoang mang, vì vậy, USD Index đóng cửa mức 80.04.
  • 6 tháng đầu 2016 đồng đô la ổn định, ngày 10/7 chạm mức 80,12. Khủng hoảng Hy Lạp và Ukraine làm cho trader tìm đến đồng đô la nhiều hơn. Bên cạnh đó FED tuyên bố kết thúc gói nới lỏng tiền tệ cuối tháng 10 cùng với đó là giữ 4,5 nghìn tỷ đô la trong kho bạc. Sau đó lại tuyên bố tăng lãi suất cho vay vào năm 2015 làm cho USD Index chạm mốc 91,92 vào cuối tháng 12.
  • 2015: USD Index đạt mức cao nhất 100,18 vào ngày 16/3, tuy nhiên FED tăng lãi suất lên 0,25-0,5% gây cho đồng đô la giảm xuống ở mức 98,69 vào cuối năm.
  • 2016: FED  tăng lãi suất quỹ lên thành 0.75 làm đồng đô la đạt 102,95 vào ngày 11/12.
  • 2017: Kinh tế châu Âu cải thiện và đồng euro được củng cố kết thúc năm ở mức 92.12.
  • 2018: USD Index giảm xuống thấp nhất  trong năm 88,59 vào 15/2. Sau đó kinh tế Hoa Kỳ cải thiện giúp cho chỉ số này tăng ở 97,54 ngày 12/11 và đóng cửa năm tại mức 96,17.
  • Năm 2019: đồng đô la chạm mốc 98,20 vào 24/4. Tuy nhiên, sau đó giảm xuống thấp nhất trong năm 95,98 vào ngày 24/6. Sau đó, khi FED thông báo hạ lãi suất còn 2,25%.giúp cho USD tăng lên đạt  98,52 vào ngày 31/7.

Phần kết

Chỉ số USD Index là một chỉ số quan trọng mà trader cần quan tâm đến bởi đây chính là thước đo phản ánh sức khỏe của đồng USD. Bên cạnh đó, nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đã giúp cho USD trở thành đồng tiền giao dịch nhiều nhất trên toàn thế giới. Chính vì thế các biến động từ đồng USD sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường tài chính như vàng, hàng hóa…Ngoài ra USD Index bao gồm rổ 6 loại ngoại tệ, vì thế trader có thể sử dụng USD Index làm căn cứ dự đoán cho rất nhiều các đồng tiền khác và dự đoán xu hướng giao dịch kiếm lời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *