Kể từ đầu những năm 1990, một số trường hợp khủng hoảng tiền tệ đã xảy ra. Đây là sự mất giá đột ngột và mạnh mẽ đối với đồng tiền của một quốc gia so với thị trường biến động, cùng với đó là sự thiếu niềm tin vào nền kinh tế của quốc gia.
Một cuộc khủng hoảng tiền tệ đôi khi có thể dự đoán được và thường xảy ra đột ngột. Nó có thể bị tác động bởi chính phủ, nhà đầu tư, ngân hàng trung ương hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các tác nhân. Nhưng kết quả luôn giống nhau: Triển vọng tiêu cực gây ra thiệt hại kinh tế trên diện rộng và mất vốn . Trong bài viết này, đánh giá sàn sẽ tìm hiểu về khủng hoảng tiền tệ là gì và nó có tác động như thế nào?
1. Khủng hoảng tiền tệ là gì ?
Khủng hoảng tiền tệ trong tiếng Anh gọi là Currency crisis đây là một dạng của sự khủng hoảng tài chính, nó thể hiện rõ sự mất giá của một loại tiền tệ hoặc có thể thấy là sự sụt giảm nghiêm trọng và đột ngột về giá trị đồng tiền của 1 quốc giá nào đó.
Một cuộc khủng hoảng tiền tệ được bắt đầu bởi giá trị đồng tiền của một quốc gia giảm mạnh. Sự sụt giảm giá trị này lại ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế bằng cách tạo ra sự bất ổn trong tỷ giá hối đoái. Điều này có nghĩa là một đơn vị của một loại tiền tệ nhất định không còn mua được nhiều như trước đây bằng một loại tiền tệ khác.
2. Khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng ra sao?
Để có thể thấy được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nền kinh tế và cuộc sống người dân như thế nào, chúng ta có thể theo dõi ví dụ sau;
Ví dụ: một người làm việc với mức lương dao động tầm 10 triệu đồng mỗi tháng và tương đương với 400 USD, khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra, người dân vẫn nhận được mức lương 10 triệu đồng, tuy nhiên sức mua của 10 triệu đồng thời điểm này bị giảm đi 2/3 cũng có nghĩa là lương lúc này của người dân chỉ tương đương với 160 USD. Và tất nhiên, bạn sẽ không được tăng lương để bù đắp sự mất giá mà với khối lượng công việc như trước như người dân đang được trả lương chỉ bằng 1/3.
3. Các dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tiền tệ trước khi xảy ra
Trước khi khủng hoảng xảy ra, nó có những dấu hiệu liên quan đến chỉ số kinh tế quan trọng như dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái thực, tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình làm phát.. có sự sụt giảm liên tục và nghiêm trọng của bất cứ 1 chỉ số đều có khả năng lạm mất cân bằng nền kinh tế nếu không được khắc phục một cách nhanh chóng.
- Tỷ giá hối đoái thực thấp: tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh bởi sự tương quan giá cả trong và ngoài nước. Tỷ giá này giảm sẽ phản ánh chi phí hàng hóa mậu dịch trong nước tăng cao làm giảm sự cạnh tranh thương mại so với các nước.
- Dự trữ ngoại hối giảm mạnh: khi dự trữ ngoại hối giảm sẽ hạ thấp sự tín dụng của một quốc gia, khả năng trả nợ giảm đi và đồng thời chi phí vay vốn sẽ tăng lên nhiều lần.
- Tăng trưởng kinh tế chậm lại: sự tăng trưởng kinh tế chậm sẽ dẫn đến sự suy yếu của một quốc gia, lâu dài sự làm tăng hoặc giảm giá của đồng nội tệ so với đồng tiền các quốc gia khác.
- Sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh: GDP tăng trưởng quá nhanh sẽ làm cho dòng tiền không thể hấp thụ hết vào sản xuất và sẽ di chuyển đến các thị trường có tỷ suất sinh lời cao như Forex, tỷ suất sinh lời cao thì luôn đi kèm với rủi ro lớn.
- Có sự bất cân đối giữa nợ và tài sản: tình trạng nợ công của Chính phủ ngày càng lớn trong khi nguồn thu để chi trả nợ công không đủ , đây được xem là biểu hiện rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tiền tệ.
4. Nguyên nhân dẫn đến việc khủng hoảng tiền tệ
Nguyên nhân chính được xem là gây ra khủng hoảng tiền tệ là Chính phủ không thể nào duy trì được tỷ giá hối đoái cố định. Điều này được bắt nguồn từ việc thâm hụt ngân sách, buộc Chính phủ phải kích cầu bằng cách phát hành ra trái phiếu chính phủ, tăng trưởng tín dụng hoặc thậm chí là in tiền. Tất cả những biện pháp này đều có thể gây nên tình trạng lạm phát cao và tạo ra sức ép trên tỷ giá hối đoái.
Lúc này, ngân hàng nhà nước bắt đầu can thiệp vào thị trường nhằm điều chỉnh lại tỷ giá và làm giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối tạo điều kiện cho những cuộc tấn công đầu cơ trên thị trường và hậu quả của nó chính là dẫn đến việc khủng hoảng tiền tệ diễn ra.
Một nguyên nhân nữa cũng được coi là dẫn đến tình trạng khủng hoảng đó chính là sự phụ thuộc quá mức vào việc đầu tư nước ngoài làm cho nợ nước ngoài tăng cao và không có khả năng thanh toán.
Một số nguyên nhân khác cũng được đề cập như đồng tiền của một quốc gia bị mát giá, do chiến tranh… cũng là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tiền tệ.
Phần kết
Việc khủng hoảng tiền tệ xảy ra sẽ làm giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia làm thay đổi tỷ giá và giảm tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối. Nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn đầu tư các cặp tiền tệ của những quốc gia có nền kinh tế ổn định để tránh rủi ro.
Nguồn: https://www.investopedia.com/articles/economics/08/currency-crises.asp