Mô hình giá hình chữ nhật trong thị trường tài chính

Ngoài các mô hình giá vai đầu vai, mô hình hai đỉnh, mô hình giá 2 đáy, bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ gửi đến bạn đọc một mô hình giá được khá phổ biến được dùng trong các phân tích giao dịch của nhà đầu tư đó là mô hình giá hình chữ nhật. Vậy mô hình giá hình chữ nhật này có gì đặc biệt và cách giao dịch ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle Pattern

Mô hình giá hình chữ nhật - Rectangle Pattern
Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle Pattern

Trong tiếng Anh mô hình giá hình chữ nhật được gọi là Rectangle Pattern, đây được xem là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến và được nhiều nhà đầu tư ưu tiên sử dụng trên các thị trường tài chính Forex, chứng khoán hay cả tiền điện tử.

2. Đặc điểm và ý nghĩa của mô hình giá hình chữ nhật

2.1 Đặc điểm của mô hình

Mô hình giá hình chữ nhật thường được nhận thấy sau một xu hướng tăng hoặc giảm giá trước đó một cách rõ rệt, mô hình này bao gồm 2 đường xu hướng nằm ngang và song song với nhau. Cả 2 đường xu hướng sẽ cùng dốc lên hoặc là cùng dốc xuống. Thông thường, các mức giá của mô hình này sẽ nằm trong 2 đường xu hướng. Bên cạnh đó, đường xu hướng đi qua các đỉnh sẽ đóng vai trò như đường kháng cự. Còn nếu đường xu hướng đi qua các đáy thì sẽ đóng vai trò giống như một đường hỗ trợ.

Đặc điểm mô hình giá hình chữ nhật cũng tương tự với thị trường lúc đi ngang. Thế nhưng, đường sideway thì được tích lũy trong một thời gian dài trước khi bị phá vỡ, còn đối với mô hình giá này thì sẽ tồn tại chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Đặc điểm của mô hình
Đặc điểm của mô hình

2.2. Ý nghĩa của mô hình

Sau 1 thời gian biến động mạnh thị trường sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, lúc này mô hình giá hình chữ nhật thì cả 2 bên mua và bán đều đồng loạt tấn công làm cho giá di chuyển lên xuống liên tục.

Nếu phe bò đẩy giá đi lên thì phe gấu cũng sẽ phản đòn kéo giá đi xuống trở lại, hành vi này của cả hai bến khiến cho giá chạm ngưỡng kháng cự thì đi xương, chạm ngưỡng hỗ trợ thì bật lên lại tạo thành một dạng hình chữ nhật. Đến một lúc nào đó bên nào thể hiện được sức mạnh sẽ phá vỡ mô hình và giá sẽ đi theo hướng của phe đó.

Mô hình giá hình chữ nhật cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu đảo chiều hoặc cũng có thể là tiếp diễn xu hướng trước. Để biết chính xác xu hướng, người chơi cần đợi cho đến khi giá phá vỡ mô hình. Tuy nhiên, chính sự hỗ trợ của xu hướng ban đầu, mô hình này thường được sử dụng như một tín hiệu tiếp diễn hơn là 1 sự đảo chiều.

3. Phân loại mô hình giá hình chữ nhật

Dựa vào xu hướng của thị trường trước khi mô hình giá hình chữ nhật được hình thành, có thể chia thành 2 loại là mô hình giá hình chữ nhật tại đỉnh và mô hình giá hình chữ nhật tại đáy.

3.1. Mô hình giá hình chữ nhật tại đỉnh

Mô hình này là sự xuất hiện sau một xu hướng tăng giá và hình thành tại đỉnh của xu hướng tăng này.

Mô hình giá hình chữ nhật tại đỉnh
Mô hình giá hình chữ nhật tại đỉnh

Mô hình giá hình chữ nhật xuất hiện sau một xu hướng tăng thì 68% là sẽ phá vỡ theo hướng đi lên và 32% còn lại là phá vỡ đi xuống (theo Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R (2006) trong cuốn The Complete Resource for Financial Market Technicians). Xác suất này thường xảy ra phần lớn mô hình giá hình chữ nhật trên thị trường. Theo nghiên cứu đã chỉ ra được xác suất lên đến đến 32% chứng tỏ rằng khi mô hình giá hình chữ nhật xuất hiện thì giá sẽ tiếp tục xu hướng đi lên.

3.2. Mô hình giá hình chữ nhật tại đáy

Mô hình này được hình thành sau một xu hướng giảm và xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm đó.

Mô hình giá hình chữ nhật tại đáy
Mô hình giá hình chữ nhật tại đáy

Trái ngược lại với mô hình giá hình chữ nhật tại đỉnh, xác suất về sự phá vỡ của giá của mô hình này gần như bằng nhau giữa 2 xu hướng tăng và giảm với mức tỷ lệ 45% – 55%.

4. Cách giao dịch với mô hình giá hình chữ nhật

Bước 1: Xác định xu hướng thị trường trước khi mô hình giá hình chữ nhật được hình thành. Hướng phá vỡ của giá không hoàn toàn được quyết định bởi xu hướng trước đó vì ngoài tín hiệu tiếp diễn thì mô hình giá này còn có cả tín hiệu đảo chiều. Thế nhưng, do xu hướng phá vỡ tiếp diễn có xác suất xảy ra cao hơn nên nếu giá bắt đầu phá vỡ theo hướng tiếp diễn xu hướng ban đầu thì nhà đầu tư lúc này có thể tự tin để vào lệnh.

Bước 2: Xác định mô hình giá hình chữ nhật. Khi nhà đầu tư quan sát và nhận thấy giá bát đầu tạo thành các đỉnh cũng như các đáy bằng nhau thì người chơi sẽ tiến hành vẽ 2 đường xu hướng cho mô hình giá này. Trường hợp đường kháng cự /hỗ trợ đi qua ít nhất là 2 đỉnh /2 đáy lúc này mô hình này mới thực sự được hình thành và có hiệu lực.

Bước 3: Xác định tín hiệu về hướng phá vỡ của giá. Nhà đầu tư có thể chờ đợi cho đến khi giá phá vỡ rồi tiến hành vào lệnh, hoặc có thể xác định các điểm vào lệnh vào đặt lệnh chốt lời cắt lỗ phù hợp.

Bước 4: tiến hành đặt lệnh.

Trường hợp 1: Người chơi dự đoán hướng phá vỡ của giá thông qua tín hiệu shortfall.

Nếu giá phá vỡ đi lên:

  • Người chơi đặt lệnh chờ mua tại mức giá kháng cự
  • Lệnh dừng lỗ: phía dưới đường hỗ trợ
  • Lệnh chốt lời: mục tiêu lợi nhuận ít nhất phải bằng độ cao của hình chữ nhật.

Nếu giá phá vỡ đi xuống:

  • Đặt lệnh chờ bán tại mức giá hỗ trợ
  • Lệnh stop loss: phía trên đường kháng cự
  • Take profit: mục tiêu lợi nhuận ít nhất phải bằng độ cao của hình chữ nhật.

Trường hợp 2: nếu không xuất hiện tín hiệu shortfall

  • Điểm vào lệnh: tại mức giá đóng cửa của cây nến phá vỡ (breakout bar) hoặc chờ đợi thêm sự xác nhận của cây nến tín hiệu (ngay sau breakout bar), nến tăng nếu giá phá vỡ đi lên, nến giảm nếu giá phá vỡ đi xuống.
  • Đặt lệnh dừng lỗ và chốt lời cũng giống như trường hợp 1 trên.

Ví dụ:

độ thị giá của cặp USD/JPY trên khung thời gian D1
độ thị giá của cặp USD/JPY trên khung thời gian D1

Ví dụ này, mô hình giá hình chữ nhật có hiệu lực khi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ hình thành nên mô hình là các mức cản cực mạnh. Nếu xuất hiện tín hiệu giá hụt hơi tại ngưỡng hỗ trợ, thì rất có thể giá sẽ phá vỡ đi lên cộng với xu hướng tăng của thị trường trước đó càng củng cố cho khả năng này.

Khi giá bắt đầu đi lên về phía đường kháng cự, nhà đầu tư có thể đặt một lệnh chờ Buy stop để mua vào với mức giá tại đường kháng cự. Nhà đầu tư đặt lệnh dừng lỗ phía trên đường hỗ trợ và lệnh chốt lời sao cho lợi nhuận mục tiêu thấp nhất bằng với độ cao của hình chữ nhật.

Chính nhờ tín hiệu này, nhà đầu tư có thể vào lệnh thành công, mức lợi nhuận người chơi đạt được rơi vào 195 pips. Nếu đợi đến khi sự phá vỡ xảy ra thì nhà đầu tư có thể vào lệnh khi nến breakout bar đóng cửa, lúc này lợi nhuận nhận được sẽ thấp hơn vào khoảng 166 pips. Còn nếu để chắc chắn, nhà đầu tư có thể vào lệnh khi cây nến xác nhận kết thúc thì lúc này lợi nhuận của người chơi sẽ bị giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 96 pips.

Phần kết

Cũng giống như các mô hình giá khác, mô hình giá hình chữ nhật được sử dụng phổ biến, tuy không quá khó để tiếp cận được mô hình này nhưng rất khó để có thể đạt được hiệu quả cao. Để giao dịch thành công với Rectangle Pattern đòi hỏi nhà đầu tư nắm được cách để phân tích hành động giá cũng như kết hợp với.các phương pháp phân tích phù hợp để đạt được kết quả như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *