Tìm hiểu về mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms

Mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms hay còn gọi là mô hình Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp được coi như một mẫu hình đảo chiều rất quan trọng đối với những nhà người giao dịch theo trường phái Price Action. Mô hình này cũng là một phần nhỏ trong mô hình nến Nhật. Cùng theo dõi bài viết sau với đánh giá sàn để tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình này cũng như cách giao dịch với mô hình.

1. Mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms là gì?

Mô hình nến Tweezer Tops giảm thường xuất hiện trong một xu hướng tăng giá. Khi sự tăng giá đẩy giá lên cao, thông thường giá đóng cửa nằm gần với vùng giá cao nhất trong ngày. Thế nhưng vào ngày thứ 2, tâm trạng của người chơi đã thay đổi ngược. Sau khi thị trường mở cửa (bằng với giá đóng cửa hôm trước) thì sự giảm giá xuất hiện đã đẩy giá giảm xuống và lấy đi toàn bộ thành quả của phiên tăng giá ngày hôm trước.

Mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms
Mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms

Mô hình nến Tweezer Tops có thể có 2 hay nhiều nến có cùng đỉnh. Khi các nến trong mô hình nến Tweezer Tops kết hợp thành một mẫu hình khác thì nó sẽ cung cấp tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy hơn.

Ngược lại với Tweezer Tops, mô hình Tweezer Bottom tăng giá diễn ra trong một xu hướng giảm. Khi sự giảm giá đẩy giá xuống mức thấp hơn, thông thường mức giá đóng cửa ở gần với vùng giá thấp nhất trong ngày. Tuy nhiên ngày thứ 2 diễn ra trái ngược hoàn toàn bởi sự tăng giá đã xuất hiện sau khi mở cửa thị trường, nó đã lấp đầy những mất mát của ngày hôm trước gây ra.

Mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms là gì?
Mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms là gì?

2. Ý nghĩa mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms

Mô hình nến đảo chiều Tweezer Tops và Bottoms xảy ra trong xu hướng tăng hoặc giảm giá.. Sau khi mô hình nến này hình thành thì thị trường có sự bứt phá giảm hoặc tăng rất mạnh cho thấy sự giảm giá mạnh của thị trường.

Trường hợp thị trường đang là xu hướng tăng thì giá tiếp tục được đẩy lên cao, thông thường mức giá đóng cửa cây nến gần với vùng giá cao nhất của nến (cho thấy dấu hiệu tăng giá). Thế nhưng nến thứ 2 thì trái ngược hoàn toàn bởi nến giảm giá đã xuất hiện sau khi mở cửa thị trường, nó đã đánh mất những sự tăng trưởng của nến trước gây ra và ngược lại trong xu hướng giảm cũng tương tự.

3. Đặc điểm của mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms

Đặc điểm của mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms
Đặc điểm của mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms

Giá trong một xu hướng lên liên tục tạo ra những cây nến xanh đi lên, sau sự xuất hiện của một cây nến xanh dài là một cây nến đỏ song song với cây nến xanh cho thấy giá rơi mạnh xuống. Đây là dấu hiệu thị trường tại đỉnh, lúc này xác suất xảy ra điều chỉnh giảm giá xảy ra là khá cao. 2 nến xanh đỏ song song nhau đó gọi là Tweezer Tops.

Ngược lại, giá đang trong xu hướng giảm và tạo những cây nến đỏ và có 1 cây nến đỏ dài cuối quá trình giảm giá, sau đó là sự xuất hiện một cây nến xanh song song với cây nến đỏ cho thấy giá đột ngột tăng mạnh lên. Đây là dấu hiệu giá đang có xu hướng đảo chiều hoặc điều chỉnh tăng tạm thời.

4. Cách giao dịch với Tweezer Tops và Bottoms

Cách giao dịch với Tweezer Tops và Bottoms
Cách giao dịch với Tweezer Tops và Bottoms
  • Nếu giá trong xu hướng đang tăng và mô hình nến Tweezer Tops xuất hiện nhà đầu tư nên vào lệnh đánh giảm. Mô hình nến càng dài, xác suất đúng càng cao.
  • Giá trong xu hướng giảm và mô hình nến Tweezer Bottoms xuất hiện người chơi nên thực hiện lệnh đánh tăng.

Nhà đầu tư khi giao dịch với mô hình này nếu đánh những lệnh dưới 5 phút thì người chơi có thể xem xét biểu đồ nến 1 phút trên giao dịch ngoại hối Forex, tuy nhiên nếu giao dịch trong thời gian dài hạn thì nhà đầu tư nên xem xét trên biểu đồ nến 5 phút trở lên.

5. Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình Tweezer Tops và Bottoms

5.1. Đối với nến Tweezer Bottom

Điểm vào lệnh của mô hình này là khi nến thứ 2 đóng cửa có thể vào lệnh hoặc đặt chờ mua ở 1/3 cây nến, stop loss sẽ là dưới đáy của mô hình, mức độ tín hiệu cao và càng cao hơn nếu cây nến thứ 2 là nến tăng mạnh.

Đối với nến Tweezer Bottom
Đối với nến Tweezer Bottom

5.1. Đối với nến Tweezer Top

Điểm vào lệnh của Tweezer Top là khi nến thứ 2 đóng cửa có thể vào lệnh hoặc trader có thể đặt chờ mua ở 1/3 cây nến, lệnh stop loss trên đỉnh của mô hình, mức độ tín hiệu cao và càng cao hơn nếu cây nến thứ 2 là nến giảm mạnh.

Đối với nến Tweezer Top
Đối với nến Tweezer Top

Phần kết

Thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms, cũng như đặc điểm và cách giao dịch với mô hình nền này. Chúc các bạn giao dịch thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *