Sự việc sàn giao dịch Exness bị chặn mấy ngày vừa qua đã làm chấn động cộng đồng đầu tư. Sàn Exness nổi tiếng luôn nhận mình là sàn giao dịch uy tín, minh bạch. Điều này đã gây ra tâm lý hoang mang cho nhiều nhà đầu tư khi không biết thực hư câu chuyện thế nào. Sự thật về Exness bị cấm hoạt động có đúng không? Hãy cùng danhgiasan tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Exness bị cấm truy cập tại Việt Nam?
Gần đây, website của sàn giao dịch Exness đồng loạt bị báo lỗi khi thực hiện truy cập. Không những thế, nhiều nhà đầu tư truy cập vào website của sàn này còn nhìn thấy Cảnh báo lừa đảo từ Bộ Công an.
Hiện tại, Exness vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức về sự việc này. Tuy nhiên, việc sàn Exness lỗi truy cập và nhận cảnh báo từ cơ quan chức năng đã đặt ra nhiều dấu hỏi lớn cho giới đầu tư về độ uy tín của sàn từ trước đến nay.
Nhiều người nghi vấn về danh tiếng sàn giao dịch minh bạch được Exness gầy dựng bấy lâu này liệu có đúng sự thật hay không?
Exness đã tồn tại nhiều vấn đề từ trước
Thực tế, không giống như danh tiếng “trong sạch” bên ngoài, sàn Exness đã nhiều lần nhận được các tố cáo từ khách hàng.
Theo thông tin ghi nhận được, 2 khách hàng từng giao dịch tại Exness là anh Hoàng Vinh Hiển và Đặng Thành Nhân đã phản ánh với đường dây nóng của Cục Sở hữu trí tuệ.
Hai anh từ nhận được lời mời gọi mở tài khoản qua Telegram từ một người tự giới thiệu là Louis Phạm đến từ sàn Exness. Sau khi tham gia, anh Hiển và anh Nhân đã nhanh chóng thua lỗ gần 36.000 USD không rõ lý do. Khi liên hệ với người tên Louis Phạm để làm rõ nguyên nhân thì tất cả phương thức liên lạc đều đã bị chặn. Do quá bức xúc, 2 người đã đồng loạt làm đơn gửi chính quyền địa phương và Bộ Công an.
Trong một lời tố cáo khác, nhà đầu tư tên Tuấn nói với phóng viên rằng Exness tự động can thiệp vào tài khoản của mình.
Vào tháng 11/2021, tài khoản của anh Tuấn liên tục xuất hiện lệnh “lạ” và bị thua lỗ dù anh không hề truy cập. Sau đó, anh đã liên hệ lại với bộ phận hỗ trợ của Exness và sàn này đã có thông báo là IP 103.199.43.74 đã đăng nhập và phát sinh lệnh. Điều này đã gây nên nhiều bức xúc cho anh Tuấn vì thật sự anh không hề đặt lệnh trong khoảng thời gian đó.
Trường hợp của anh Nguyễn Hữu Nghị không giống những nạn nhân trên. Anh Nghị cho biết: Vào tháng 8/2022, anh tham gia giao dịch tại sàn Exness và được nhân viên hướng dẫn nạp tiền vào 2 tài khoản ngân hàng cá nhân với tổng số tiền là 384.300.000 VND.
Sau một khoảng thời gian giao dịch có lời, anh đề nghị được rút tiền vốn thì được nhân viên yêu cầu phải nạp thêm 200.000.000 VNĐ vào các số tài khoản trên. Anh Nghị ngờ mình bị lừa và không đồng ý, sau đó ngay lập tức anh đã bị các nhân viên trên chặn liên lạc. Hiện nay, anh Nghị đã ủy quyền cho một công ty luật gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng.
Exness đã từng bị “thổi còi”
Qua thông tin tìm hiểu, người đại diện của Exness tại Việt Nam là ông Thái Việt Dũng. Để có được thông tin khách quan, phóng viên đã nhiều lần liên hệ với ông Dũng để làm rõ các thông tin tố cáo nhưng vẫn không liên lạc được.
Những khách hàng gặp vấn đề tại sàn Exness và không nhận được phản hồi từ sàn đã tố cáo lên Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an và Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC VN).
Sau đó, kênh liên lạc Zalo của Exness đã bị NCSC VN chặn và phát cảnh báo liên kết sàn bị chặn vì vi phạm các quy định chính sách.
Mới đây vào ngày 8/5, website chính thức của Báo Công An TP.HCM cũng đã có bài báo về hành vi lừa đảo của các sàn giao dịch và Exness cũng được nêu tên trong mục khuyến cáo.
Từ bài viết trên, có thể thấy Exness thật sự không hoàn toàn minh bạch như những lời quảng cáo của sàn, đã có nhiều vấn đề tồn đọng từ trước. Sự việc sàn bị cấm truy cập lần này đã lần nữa thúc lên hồi chuông cảnh tỉnh cho nhà đầu tư. Giới đầu tư vẫn đang theo dõi các diễn biến tiếp theo của sự việc và chờ câu trả lời chính thức từ Exness để có cho mình một câu trả lời thỏa đáng nhất.
Cạnh tranh mà làm ăn bẩn thỉu. Giãn spread thì không ai bằng. Làm ăn mất dạy