Các chỉ báo RSI, MACD,… được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong việc dự đoán xu hướng thị trường bởi tính đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Các chỉ báo dao động này có thể cung cấp tín hiệu cho nhà đầu tư ngay cả khi thị trường đi ngang hoặc không rõ xu hướng. Bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ gửi đến bạn đọc thêm một loại chỉ báo có tên là chỉ báo Stochastic. Đây là một trong những chỉ báo khi người chơi kết hợp với các chỉ báo hoặc các loại mô hình khác sẽ tạo ra những hiệu quả cao.
1. Chỉ báo Stochastic là gì?
Chỉ báo Stochastic (hay còn gọi đơn giản là Stochastic) là một loại chỉ báo động lượng/ xung lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo này được phát minh bởi tiến sĩ George Lane vào những năm 1950 và đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường cho đến ngày nay.
Theo tiến sĩ George Lane, trong 1 xu hướng tăng, giá thường sẽ tiến lên phía trên của biên độ giá. Ngược lại, khi mức giá giảm giá sẽ tiến xuống gần với biên dưới của biên độ giá. Cũng chính vì vậy, chỉ báo dao động ngẫu nhiên được tính toán để giúp người chơi xác định được mức giá đóng cửa gần nhất trong 1 quãng thời gian mà họ lựa chọn. Đường K là đường nhanh hơn, trong khi đường D lại chậm hơn.
2. Cấu tạo của chỉ báo Stochastic
Chỉ báo dao động ngẫu nhiên được tạo ra bởi 2 đường gồm:
- Đường chính được gọi là %K;
- Đường còn lại %D là đường trung bình 3 giai đoạn của đường %K.
- Ngoài được cấu tạo bởi 2 đường trên, còn có 2 đường biên được mặc định ở mức 20 và 80. Tức là nếu giá vượt đường biên 80, giá đang có tình trạng quá mua. Nếu giá vượt quá đường biên 20 giá đang trong tình trạng quá bán. Lúc này nhà đầu tư sẽ căn cứ vào điểm này để vào lệnh.
Đường %D được tạo ra từ %K, vì vậy đường %K sẽ là đường nhanh hơn, trong khi đó đường %D sẽ là đường chậm hơn.
%K là đường dùng để phản ánh giá trị thực của bộ chỉ báo dao động trong mỗi phiên giao dịch.
Đường %D sẽ được tính bởi đường trung bình động SMA trong chu kỳ 3 ngày. Đường biên sử dụng% D để tạo tín hiệu mua hoặc bán dựa trên sự phân kỳ tăng và giảm. Đường biên khẳng định rằng sự phân kỳ% D là “tín hiệu duy nhất giúp nhà đầu tư thực hiện lệnh mua hoặc bán”. Khi 2 đường này giao cắt nhau được xem là tín hiệu đảo chiều bởi nó cho thấy sự thay đổi của giá. Tuy nhiên cách sử dụng chỉ báo Stochastic tốt nhất là tìm kiếm các tín hiệu quá mua và quá bán của những người tham gia thị trường.
Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic: Chỉ báo dao động ngẫu nhiên Stochastic nằm trong giới hạn phạm vi, cũng có nghĩa là chỉ báo này luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Điều này làm cho Stochastic trở thành 1 chỉ báo hữu ích để cảnh báo về tình trạng mua quá mức và bán quá mức.
3. Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Stochastic
Cũng giống như nhiều chỉ báo động lượng khác, chỉ báo Stochastic sẽ giúp nhà đầu tư xác định được các vùng quá mua và quá bán.
3.1. Stochastic Oscillator kết hợp với RSI
Cách kết hợp này được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng. Chỉ báo RSI và chỉ báo Stochastic đều là 2 chỉ báo động lượng, chính vì vậy nếu cả 2 đều cho các tín hiệu quá bán hoặc quá mua thì đây là cơ hội tốt để tăng xác suất giao dịch lên mức cao hơn.
Nhìn vào biểu đồ trên, khi cả RSI và Stochastic Oscillator đồng thời cho cùng 1 tín hiệu là quá mua, giá vàng đã giảm từ 1346 USD / Ounce xuống còn 1282 USD / ounce.
Tại đây cả RSI và chỉ báo Stochastic đều báo tín hiệu cho thấy quá bán, vàng đã từ 1282 USD / ounce lên thành 1323 USD / ounce.
3.2. Chỉ báo Stochastic với các tín hiệu quá mua, quá bán và đường trendline
Đây được xem là hình thức phổ biến nhất của nhóm chỉ báo động lượng nói chung và chỉ báo Stochastic nói riêng, vì chúng sẽ cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu cho thấy thị trường đã rơi vào các trạng thái “dư thừa” có nghĩa đã quá mua và quá bán.
Có 2 cách 1 là người chơi sẽ lựa chọn cách thoát lệnh trong trường hợp đã vào lệnh, 2 là bạn sẽ bắt đầu quan sát tín hiệu mà chỉ báo Stochastic vừa cung cấp, sau đó sẽ chờ phá vỡ đường trendline nhằm khẳng định tín hiệu từ Stochastic Oscillator là chính xác và bắt đầu vào lệnh.
Sau khi Stochastic Oscillator bắt đầu có dấu hiệu quá mua, đồng thời giá vàng cũng bắt đầu tạo ra các đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn, nên lúc này cho thấy giá vàng đã giảm.
Đã có rất nhiều lần, vàng đã chạm vào đường trendline phía trên, thế nhưng giá không thực sự bị phá vỡ, chỉ đến khi chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu quá bán, vàng tiếp tục tạo các đáy cao hơn. Lúc này vàng cũng “vừa khéo” phá vỡ đường trendline nên đã “vút bay” hàng mấy trăm pip.
Đối với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, khi giá phá vỡ trendline họ sẽ thường không vào lệnh ngay, mà có thể chờ tín hiệu xác nhận cho việc này. Lý do là có rất nhiều trường hợp giá tạo ra các “false break” tức là sau khi phá vỡ, sẽ giảm chứ không hề tăng, hoặc ngược lại. Ví vậy, cách tốt nhất khi giao dịch là người chơi nên chờ giá retest lại các đường trendline hoặc như ở đây sẽ chờ các nhịp mà Stochastic Oscillator báo hiệu giá rơi vào trạng thái quá bán:
3.3. Chỉ báo Stochastic Oscillator đi với mô hình nến đảo chiều
Bản thân các mô hình đảo chiều đã thực sự rất mạnh, chính vì vậy nếu kết hợp cùng với chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ giúp nâng cao tỷ lệ thành công của lệnh giao dịch gấp nhiều lần.
Như ví dụ trên, 3 cây nến H4 tạo ra mô hình nến sao hôm kết hợp với chỉ báo Stochastic tạo ra tín hiệu quá bán, chính bởi vì vậy, giá vàng đã giảm như biểu đồ trên.
3.4. Kết hợp Stochastic Oscillator với các mô hình giá
Tương tự như các cách kết hợp Stochastic Oscillator với các chỉ báo khác đã đã đề cập ở trên. Để sử dụng, nhà đầu tư cần phải tìm ra các dạng mô hình, và tại thời điểm mô hình xảy ra cũng là lúc chỉ báo Stochastic Oscillator đi vào các vùng quá mua, quá bán, người chơi sẽ chờ mô hình phá vỡ để vào lệnh, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Giá vàng tại khung M30 đã hình thành mô hình cái nêm, bấy giờ chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho 1 tín hiệu quá bán, chính vì thế nếu mô hình và chỉ báo Stochastic đồng thuận tức giá sẽ phá vỡ cạnh phía trên.
4. Một số điểm lưu ý về chỉ báo Stochastic Oscillator nhà đầu tư cần quan tâm
4.1. Không nên vào lệnh khi chỉ báo Stochastic vừa cho tín hiệu quá mua hoặc quá bán
Stochastic Oscillator cần phải có sự đồng thuận từ các tín hiệu kết hợp khác như chỉ báo RSI, đường trendline hay các mô hình nến đảo chiều, lúc này nhà đầu tư mới có thể xác quyết điểm vào lệnh. Nếu chúng càng được đồng thuận bởi nhiều tín hiệu cùng 1 hướng tăng hoặc giảm hay đảo chiều thì xác suất để thị trường đi theo đúng phân tích của người chơi sẽ càng chính xác.
4.2. Chỉ báo Stochastic ở khung càng lớn càng cho tín hiệu chính xác
Không chỉ riêng Stochastic mà với bất cứ chỉ báo hay mô hình giá nào cũng vậy, khung thời gian càng nhỏ thì tín hiệu càng bị nhiễu và dễ bị sai lệch hơn.
4.3. Chú ý giao dịch đúng xu hướng
Việc xác định đúng xu hướng thị trường là điều kiện quyết định đến việc giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Stochastic Oscillator là 1 dạng chỉ báo như nhiều chỉ báo khác, chính vì vậy, để tăng tính hiệu quả, nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều chỉ báo khác.
Phần kết
Chỉ báo Stochastic là một chỉ báo đo động lượng của giá, bởi động lượng luôn di chuyển trước giá nên người chơi có thể sử dụng Stochastic làm công cụ để xác định xu hướng thị trường trong tương lai.
Những kiến thức trên đã phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm về 1 loại chỉ báo động lượng. Việc kết hợp các loại chỉ báo với nhau sẽ góp phần tăng xác xuất thành công cho các giao dịch của trader.