Tỷ lệ giá trên thu nhập (chỉ số P/E) là tỷ số để định giá một công ty đo lường giá cổ phiếu hiện tại của công ty đó so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Tỷ lệ giá trên thu nhập đôi khi còn được gọi là bội số giá hoặc bội số thu nhập. Cùng theo chân đánh giá sàn ở bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về loại chỉ số này và cách tính chỉ số này ra sao?
1. Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E được nhiều nhà đầu tư và các nhà phân tích sử dụng để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu một công ty trong một phép so sánh. Chỉ số này cũng có thể được sử dụng để so sánh một công ty với hồ sơ lịch sử của chính nó hoặc để so sánh các thị trường tổng hợp với nhau hoặc theo thời gian.
Chỉ số P/E được phát triển bởi Benjamin Graham, người được mệnh danh là “Cha đẻ của đầu tư giá trị”. Ông đã đưa ra những ưu điểm của tỷ lệ tài chính này là một trong những cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để xác định xem cổ phiếu có được giao dịch trên cơ sở một khoản đầu tư hay cơ sở đầu cơ, sau đó đưa ra một số sửa đổi và làm rõ thêm để có thêm tiện ích khi được xem xét về tốc độ tăng trưởng chung của công ty và khả năng kiếm tiền cơ bản.
Chỉ số P/E là một trong số công cụ được nhà đầu tư sử dụng để có thể xác định xem giá của cổ phiếu được định giá cao hay thấp. Đây cũng là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất và đồng thời là công cụ hữu ích nhất thu hẹp các lựa chọn đầu tư.
2. Cách tính chỉ số P/E như thế nào?
Các nhà phân tích và nhà đầu tư xem xét tỷ lệ P/E của một công ty khi họ xác định xem giá cổ phiếu có thể hiện chính xác thu nhập dự kiến trên mỗi cổ phiếu hay không. Công thức chỉ số này được tính bằng cách chia giá cổ phiếu của công ty với số thu nhập trên mỗi cổ phần. Cụ thể:
Chỉ số P/E = giá cổ phiếu/thu nhập trên mỗi cổ phiếu
3. Cách sử dụng chỉ số P/E
- Tỷ lệ chỉ số P/E cao cho thấy trader mong đợi mức thu nhập cao trong tương lai và tăng trưởng sẽ mạnh mẽ. Giá cổ phiếu đã tăng nhanh hơn thu nhập, với kỳ vọng về sự cải thiện hiệu suất
- Còn khi tỷ lệ P/E thấp có thể phát sinh khi giá cổ phiếu giảm trong khi thu nhập vẫn không thay đổi.
Ưu điểm của chỉ số này là cho phép người chơi so sánh các công ty khác nhau chỉ bằng một phép tính đơn giản. Chẳng hạn với hàng ngàn công ty tài chính khác nhau trên thị trường tài chính nhưng khi sử dụng chỉ số P/E giúp người chơi giảm sự lựa chọn xuống nhỏ hơn, giúp người chơi có sự chọn lọc hơn dựa trên một tiêu chí cụ thể.
Đối với một số trader hệ số P/E cao được coi là hấp dẫn, bởi nó cho thấy kỳ vọng cao cho sự tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên cũng có một số trader ưu tiên lựa chọn tỷ lệ P/E tháp bởi chỉ nó cho thấy kỳ vọng không quá cao và công ty có nhiều khả năng vượt trội hơn dự báo thu nhập.
4. Cách ứng dụng chỉ số P/E trong giao dịch
Tỷ lệ P/E được xem là một điểm khởi đầu hữu ích. Chỉ số này không phải là sự khởi đầu và kết thúc của một cuộc điều tra của trader vào một công ty và đây cũng không xem xét các thông tin quan trọng như tỷ suất cổ tức, mức nợ tại một công ty, thay đổi quản lý và một loạt các vấn đề khác.
Việc chọn lọc theo chỉ số P/E có thể giúp người chơi thu hẹp các tùy chọn và có thể dễ dàng tìm hiểu về các công ty cụ thể trong một lĩnh vực nào đó.
Ví dụ về chỉ số P/E trong thị trường chứng khoán
Vào thời điểm phát triển của bong bóng internet/công nghệ những năm 1990, thị trường chứng khoán được đo bằng chỉ số S&P 500 giao dịch với chỉ số P/E gần 40. Tính đến nay, đây là mức cao nhất mọi thời đại cho hệ số P/E.
Ở dưới cùng của thị trường giảm tồi tệ nhất, thị trường chứng khoán (S&P 500 Index) đã giao dịch với hệ số P/E gần 7.
Chỉ số P/E trung bình trong thị trường chứng khoán khoảng 14.
Phần kết
Chỉ số P/E còn được gọi là bội số thu nhập của người dùng, là một trong những biện pháp định giá phổ biến nhất được sử dụng bởi nhiều trader và nhà phân tích trên thị trường. Nắm bắt được tỷ số này sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình đầu tư của người chơi.