Tổng hợp các thuật ngữ trong Forex cho nhà đầu tư mới

Với mỗi ngành nghề đều sẽ có những thuật ngữ riêng biệt và Forex cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những thuật ngữ đã quá quen thuộc như trader, Buy, Sell… thì còn không ít những thuật ngữ mà những người đã từng tiếp xúc với thị trường này mới có thể hiểu được. Bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ Tổng hợp các thuật ngữ trong Forex để nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về thị trường tài chính này.

1. Tại sao phải tìm hiểu các thuật ngữ trong Forex?

Thị trường Forex đi kèm với tập hợp các thuật ngữ rất riêng. Vì vậy, trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách giao dịch tại thị trường này, điều quan trọng là người chơi phải hiểu một số thuật ngữ Forex cơ bản mà bạn sẽ gặp trong hành trình giao dịch của mình. Việc Tổng hợp các thuật ngữ trong Forex thường gặp sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này.

Các nhà đầu tu trên thị trường ngoại hối có ngôn ngữ riêng của họ. Họ sử dụng những từ có thể làm cho người ngoài cuộc hoặc người mới nhập cuộc bối rối. Ngôn ngữ kinh doanh gần như là một cái bắt tay ngầm cho phép những nhà đầu tư khác nhận ra bạn là một thành viên trong cộng đồng của họ. Có rất nhiều thuật ngữ cho phép nhà đầu tư thể hiện chính xác suy nghĩ của mình thông qua một hai từ nhanh gọn.

2. Tổng hợp các thuật ngữ trong Forex

Tổng hợp các thuật ngữ trong Forex
Tổng hợp các thuật ngữ trong Forex

2.1. Long hoặc Short (Buy hoặc Sell)

Buy hoặc Sell là 2 thuật ngữ hẳn quá quen thuộc với người chơi chính là lệnh giao dịch Mua – Bán. Trong giao dịch Forex, Long còn có nghĩa là Buy, còn Short mang ý nghĩa là Sell. Chính vì vậy, một số người chơi thường sử dụng Long Position là “vị thế dài” hoặc “short position” là “vị thế ngắn” nhưng thực tế đây là “vị thế Mua” hoặc “vị thế Bán.”

2.2. Lệnh chờ

Ngoài lệnh Buy và Sell ra, thì lệnh chờ hay Pending thường được nhà đầu tư sử dụng để đặt các lệnh Buy Limit hoặc Sell Limit. Hành động này tức trader đang chờ giá di chuyển đến đúng điểm entry họ mong muốn rồi mới vào lệnh.

2.3. Điểm vào lệnh (entry)

Đây là thời điểm người chơi bắt đầu thực hiện 1 giao dịch cho cả trường hợp Mua và Bán. Việc tìm được điểm đặt lệnh tốt là vô cùng quan trọng để giảm thiểu rủi ro rất nhiều cho lệnh của người chơi và đây cũng là điểm mấu chốt quyết định trader kiếm được hay mất bao nhiêu khi giao dịch thua lỗ.

2.4. Báo giá lại (Requote) 

Đây là một thông báo trên nền tảng giao dịch về thay đổi giá trong quá trình đặt lệnh. Nhà đầu tư có thể chấp nhận mức giá mới hoặc hủy bỏ việc thực hiện lệnh. Báo giá lại có thể xuất hiện ở các tài khoản áp dụng Khớp lệnh tức thì.

2.5. Biến động giá (Slippage)

Là mức khối lượng biến động thị trường từ thời điểm nhà đầu tư đặt lệnh cho đến khi thực hiện lệnh. Đó là trường hợp khi các lệnh khớp ở một mức giá tốt hơn/tệ hơn so với mức giá chỉ định trong lệnh. Ví dụ, điều này có thể xảy ra trong giai đoạn biến động thị trường cao.

2.6. Các cặp tiền tệ

  • Cặp tiền tệ chính: Cặp tiền tệ chính là các cặp có chứa USD và rất phổ biến trong giới đầu tư, được nhiều trader lựa chọn giao dịch như: EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CHF, AUD/USD…
  • Cặp tiền tệ chéo: Là các cặp tiền tệ không chứa đồng USD nhưng vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Các cặp tiền tệ chéo phổ biến nhất bao gồm đồng Euro, Yên Nhật và đồng Bảng Anh như: EUR/GBP, EUR/JPY, GBP/JPY, EUR/AUD …
  • Cặp tiền tệ ngoại lai: Là sự kết hợp giữa một loại tiền tệ chính cùng 1 đồng tiền của một nền kinh tế mới nổi như Brazil, Mexico, Ấn Độ… Cặp tiền tệ ngoại lai thường ít được nhà đầu tư lực chọn giao dịch trên thị trường ngoại hối bởi tính thanh khoản rất thấp.

2.7. Spread (phí chênh lệch, phí giao dịch)

Đây là khoảng chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask (trong bất cứ tài khoản giao dịch nào cũng trader cũng nhận thấy 2 loại giá này, giá ask luôn đứng sau giá Bid) được gọi là phí chênh lệch. Đây chính là phí sàn thu từ nhà đầu tư khi thực hiện các lệnh giao dịch.

Ví dụ  cặp EURUSD có giá là 1.1160/1.1161 thì phí spread sẽ là 1.1161 – 1.1160 = 1 pip

2.8. Pip

Pip
Pip

Pip là đơn vị nhỏ nhất đại diện cho sự thay đổi giá trong thị trường ngoại hối. Hầu hết các cặp tiền tệ đều có 4 số thập phân và vì pip là đơn vị nhỏ nhất nên nó chính là số thập phân thứ tư, tương đương với 0.0001, như vậy, 1 pip tương đương với 1/100 cent của Mỹ trong trường hợp USD đóng vai trò đồng tiền định giá.

2.9. Lot là gì?

Lot là khối lượng giao dịch tiền tệ trong thị trường tiền tệ. Một lot chuẩn tương đương 100.000 đơn vị tiền tệ cơ bản/đơn vị tiền tệ trong tài khoản của trader. Có nghĩa nếu trader muốn giao dịch EUR/USD, bạn sẽ cần $100.000.

Ngoài lot chuẩn tương đương 100.000 đơn vị giao dịch, còn có lot mini (tương đương 10.000) và lot micro (tương đương 1.000 đơn vị).

2.10. Bid và Ask

Bid là mức giá mà các đơn vị thanh khoản như ngân hàng, quỹ, hay các nhà môi giới dùng để mua một cặp tiền tệ nào đó. Đây cũng là giá mà nhà đầu tư khác buộc phải chấp nhận, khi muốn thực hiện 1 lệnh Sell. Đây là giá đứng trước trong báo giá.

Ngược lại, giá Ask là mức giá mà thị trường bán cho người chơi, hay là giá người chơi sẽ phải mua khi muốn thực hiện 1 lệnh Buy. Giá này là giá đứng sau trong báo giá

Ví dụ cặp EURUSD được sàn báo giá là 1.2812/15 thì giá Ask  là 1.2815 hay khi bạn muốn thực hiện 1 lệnh BUY bạn sẽ phải chấp nhận giá 1.2815 để lệnh được khớp.

2.11. Phí commission là gì?

Đây là phí hoa hồng được sàn thu trên mỗi Lot giao dịch, các dạng tài khoản ECN sẽ hay có phí này. Phí com ở các sàn thường dao động từ 7$-10$, tại sàn LiteFinance nhà đầu tư sẽ được miễn phí commission.

2.12. Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy là công cụ hay tiền sàn cho nhà đầu tư vay để thực hiện lệnh giao dịch, theo các mức “bẩy” khác nhau như 1:100, 1:1000 có những nhà môi giới cung cấp mức đòn bẩy lên đến 1:2000.

Ví dụ : nhà đầu tư thực hiện Buy hoặc Sell 1 lot, thì sẽ cần 100.000$ mới có thể giao dịch, nhưng trong tài khoản của bạn chỉ có 1.000$ và bạn sử dụng đòn bẩy 1:1000, như vậy sàn có thể cho bạn mượn tối đa là 10.000×1.000= 1.000.000 đơn vị tức là tương đương với 10 lot để tăng khối lượng giao dịch và lợi nhuận.

2.13. Tài khoản Demo

Là loại tài khoản được nhà môi giới cung cấp để cho người chơi mới vào nghề tập luyện, thực hành giao dịch thử nhằm làm quen với giao diện và thị trường. Cấu trúc của tài khoản Demo giống hệt như tài khoản thật, nhưng nhà đầu tư không cần nạp tiền vào nhưng vẫn có thể giao dịch và không thể rút tiền. Khi đã thành thạo trên tài khoản Demo thì người chơi có thể nạp tiền và giao dịch trên tài khoản thật của mình.

2.14. Thanh khoản

Một thị trường có tính thanh khoản, hay một thị trường “dày” là thị trường mà trong đó mọi hoạt động mua và bán đều diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thị trường Forex có được điều này vì ở đó có nhiều hơn người mua và nhiều hơn người bán. Một thị trường ít người mua và bán được gọi là thị trường kém thanh khoản (hay còn gọi Illiquid market).

2.15. Kháng cự và hỗ trợ

Hỗ trợ là một vùng ở trên biểu đồ giá nơi mà xu hướng giảm giá ngừng lại. Vùng hỗ trợ không không phải là một điểm giá chính xác nào, mà nó là một vùng giá.

Kháng cự là một vùng ở trên biểu đồ giá nơi mà xu hướng tăng giá dừng lại. Giống như điểm hỗ trợ, điểm kháng cự cũng là một vùng giá chứ không phải là một mức giá chính xác nào đó.

Phần kết 

Những thông tin trên đã Tổng hợp các thuật ngữ trong Forex thông dụng nhất mà người chơi thường xuyên tiếp xúc. Việc tìm hiểu rõ thị trường, chuẩn bị đầu đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng giúp phần tạo nên thành công cho trader. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *