Nếu bạn là một nhà đầu tư dù là chuyên nghiệp hay chỉ mới tìm hiểu về thị trường thì chắc hẳn không ít lần bạn đã nghe đến thuật ngữ TradingView, nó cung cấp cho người dùng biểu đồ cùng với những công cụ phân tích đa dạng về cổ phiếu, ngoại hối, tiền điện tử và nhiều sản phẩm khác trên thị trường với giao diện vô cùng trực quan cùng với khả năng cá nhân hóa biểu đồ giao dịch.
Vậy khái niệm TradingView là gì? Đánh giá sàn sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào về thuật ngữ trên.
TradingView là gì?
TradingView là một công cụ phân tích kỹ thuật khá hữu ích. TradingView cung cấp 1 nền tảng đồ thị giá online với rất nhiều loại chỉ báo, giúp những trader có thể dễ dàng theo dõi và phân tích các xu hướng giá để có thể đề ra những kế hoạch giao dịch hợp lý.
TradingView con cung cấp nhiều dạng đồ thị phân tích chuyên nghiệp, chia khung thời gian khác thành nhiều khung khác nhau để giúp nhà giao dịch có ai nhìn toàn cảnh về thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, TradingView còn được biết đến như là 1 trang mạng xã hội dành riêng cho các nhà đầu tư. Tại đây, họ có thể chia sẻ những sự phân tích của mình cho những trader khác, đây là nơi các nhà giao dịch có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường.
Với số lượng thành viên vô cùng lớn, TradingView luôn có rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp chia sẻ, cung cấp các ý tưởng giao dịch của họ. Là người chơi mới, bạn hoàn toàn có thể theo dõi và tham khảo để áp dụng vào những phân tích của mình.
Các loại tài khoản mà TradingView cung cấp:
TradingView hiện cung cấp 4 loại tài khoản cho người dùng, bao gồm cả tài khoản miễn phí và có phí:
- Tài khoản Basic (miễn phí)
- Tài khoản Pro
- Tài khoản Pro+
- Tài khoản Premium
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và cách thức giao dịch mà mỗi người có những lựa chọn đăng ký tài khoản TradingView khác nhau.Cùng tìm hiểu về từng loại tài khoản cụ thể:
- Tài khoản Basic: đây là loại tài khoản miễn phí, việc sử dụng bằng tài khoản miễn phí đồng nghĩa với việc nhà giao dịch phải chấp nhận việc bị quảng cáo gián đoạn. TradingView cũng cung cấp khá nhiều tính năng cho phiên bản miễn phí và nếu bạn không cần sử dụng quá nhiều biểu đồ hay chỉ báo cùng lúc thfi tài khoản Basic cũng đủ để phục vụ cho nhu cầu của bạn.
- Tài khoản Pro: với tài khoản này, nhà đầu tư sẽ trả mức phí là 9,95-14,95 USD/ tháng. Cũng giống như tài khoản miễn phí Basic, nhưng nhà tư sẽ được cung cấp thêm 10 cảnh báo và 5 chỉ số kỹ thuật trên mỗi loại biểu đồ.
- Tài khoản Pro Plus: cũng giống như tài khoản Pro, loại tài khoản này trader sẽ phải trả từ 19,95-29,95 USD/tháng. Với tài khoản này, khách hàng được phục vụ nhanh hơn, nhiều chỉ báo kỹ thuật hơn, sử dụng tối đa 4 bố cục biểu đồ, và kết nối 2 thiết bị cùng 1 lúc và tiết kiệm tối đa 10 bố cục biểu đồ. Với tài khoản này, người chơi Forex có thể truy cập vào nhiều biểu đồ như Intraday Renko, Kagi, Line Break, Point và Figure, các biểu đồ trải rộng trong ngày, mở rộng giờ giao dịch và khả năng tạo các cuộc trò chuyện tùy chỉnh.
- Tài khoản Premium:đây là tài khoản mà nhà đầu tư trả mức phí cao nhất tư 39,95-59,95 USD/tháng. Người dùng có thể sử dụng tối đa 5 thiết bị cùng lúc, 8 biểu đồ cho mỗi bố cục, thiết lập tối đa 200 cảnh báo, và 25 chri báo trên mỗi loại biểu đồ, và truy cập không giới hạn vào mẫu chỉ báo.
Đăng ký tài khoản TradingView
Bước 1: để đăng ký tài khoản TradingView, nhà đầu tư truy cập vào trang web https://www.tradingview.com/ và click vào mục Tham gia miễn phí. TradingView có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt, nên bạn có thể chuyển về tiếng Việt nếu trang đang hiển thị ngôn ngữ khác.
Bước 2: Hoàn thành xong bước 1, thì sẽ hiển thị ra như hình bên dưới, bạn nhập đầy đủ các thông tin về Username, Email, Password. Sau đó nhấn dấu tick vào dòng Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoản Sử dụng và Quyền riêng tư và Chính sách Cookies và hoàn thành Captcha, cuối cùng là nhấp “Đăng ký”.
Bước 3: Sau khi Đăng ký xong, TradingView sẽ gửi cho bạn một Email để bạn xác minh tài khoản, bạn chỉ cần click vào email đó là hoàn tất việc đăng ký một tài khoản trên TradingView. Tiếp theo bạn có thể đăng nhập vào tài khoản TradingView.
Bước 4: Sau khi đăng nhập thành công vào tài khoản TradingView của mình, bạn cần vào phần Tùy chỉnh hồ sơ xác minh số điện thoại để bảo mật thông tin tài khoản mình.
Hướng dẫn cách sử dụng TradingView
Những nhà đầu tư mới được khuyên nên sử dụng tài khoản TradingView Basic (tài khoản miễn phí) ví nó cũng có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của trader. Nó cung cấp các tính năng về cơ bản như sau:
- Nhà đầu tư được truy cập nhiều loại biểu đồ và chỉ báo kỹ thuật đa dạng.
- Một biểu đồ trên một khung layout.
- Được thiết lập một thông báo (Alert).
- Được cài đặt tối đa ba chỉ báo trên một biểu đồ.
- Một mẫu (Template) chỉ báo kỹ thuật.
- Một danh sách theo dõi (Watchlist).
- Bộ lọc dữ liệu: Ngày, tuần, tháng.
Tuy nhiên, việc sử dụng tài khoản miễn phí thì nhà đầu tư phải chấp nhận sự xuất hiện quảng cáo,theo đánh giá của những người dùng thì các bài quảng cáo cũng chỉ xuất hiện với tần suất thấp và chỉ hiển thị khung nhỏ tại góc trái màn hình nên cũng không ảnh hưởng quá nhiều.
Giao diện của TradingView
Truy cập vào trang chú của TradingView, bạn có thể nhìn thấy giao diện hiển thị ra màn hình như sau:
- Thanh công cụ tìm kiếm: trên thanh công cụ nhà đầu tư có thể tìm kiếm biểu đồ của các loại sản phẩm từ chứng khoán, Forex. hàng hóa, chỉ số và cả về tiền điện tử của nhiều sàn giao dịch khác trên thị trường.
- Ý tưởng: tại mục này, TradingView chia các biểu đồ ý tưởng giao dịch theo nhóm giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng:
- Ý tưởng về các loại sản phẩm giao dịch: Forex, Crypto, Cổ phiếu…
- Ý tưởng theo Phân tích xu hướng: Hỗ trợ và kháng cự, Cung cầu, Fibonacci…
- Ý tưởng theo các mô hình Harmonic: Mô hình AB=CD, mô hình Gartley…
- Ý tưởng theo các Mẫu biểu đồ: Mô hình 2 đỉnh 2 đáy, Cờ đuôi nheo…
- Ý tưởng theo các chỉ báo kỹ thuật: Moving average, Oscillator,…
- Thị trường: danh sách các sản phẩm sẽ được sắp xếp tại khu vực này theo thứ tự lần lượt là Crypto, Forex, Cổ phiếu, Trái Phiếu, Hợp đồng tương lai…
- Tiếp đến là Scripts tradingview: khu vực chứa các công cụ hỗ trợ cho quá trình giao dịch như Chỉ báo dao động, Công cụ phân tích xu hướng, công cụ phân tích khối lượng…
- Bộ lọc: công cụ này giúp nhà đầu tư có thể lọc các sản phẩm theo các tiêu chí tùy ý:
- Tỷ lệ % biến động
- Mức biến động
- Theo đánh giá lên hoặc xuống
- Theo khối lượng giao dịch
- Theo vốn hóa thị trường
- Show: đây là những series nội dung video chia sẻ về kiến thức trong lĩnh vực đầu tư, giao dịch. Chuỗi series nói về Các nhà giao dịch kỹ thuật, về Những nhà sáng lập ra Crypto, các Ý tưởng giao dịch hay Xu hướng về công nghệ…
- Biểu đồ: tại đây nhà đầu tư sẽ có thể truy cập vào giao diện biểu đồ của TradingView.
- Cuối cùng là mục Thêm nữa: khu vực này sẽ cho người dùng những thông tin về TradingView như Giới thiệu về các tính năng và giá dịch vụ; Giới thiệu về các Quy tắc hoạt động của website, đội ngũ quản trị, chuyên mục Blog & Tin tức; Các giải pháp cho website và nhà môi giới mà TradingView cung cấp.
Hướng dẫn sử dụng biểu đồ TradingView
Về cấu tạo biểu đồ của TradingView gồm 6 phần, được thiết kế thân thiện, rõ ràng với người dùng, mỗi phần hay mỗi thanh bar đều chứa các thông tin cụ thể sau:
Phần 1: Khu vực Left Toolbar đây là nơi chứa toàn bộ các công cụ vẽ và đo lường do TradingView cung cấp.
Phần 2: Khu vực Top Toolbar
Tại đây TradingView sẽ tích hợp các công cụ liên quan đến chỉ báo, các loại nến. Đây là những công cụ có sẵn, nếu muốn sử dụng nhà giao dịch chỉ cần tích hợp trong biểu đồ TradingView chứ không phải vẽ như các biểu đồ ở phần 1. Các chỉ báo này được tự động tính toán bởi máy móc nên nhà giao dịch chỉ cần áp dụng để phân tích xu hướng giá mà không cần vẽ thêm.
Phần 3: Khu vực biểu đồ chính: nơi chứa biểu đồ cũng như áp dụng toàn bộ các công cụ, các loại chỉ báo TradingView cũng cấp cho nhà đầu tư để phân tích giá.
Phần 4-5: Khu vực Right Toolbar: đây là phần chứa toàn bộ các cặp sản phẩm mà trader muốn phân tích, đánh giá. TradingView liên kết với nhiều sàn giao dịch khác nhau nên sản phẩm cũng rất đa dạng từ cổ phiếu, chứng khoán, tiền điện tử. Forex…Vì vậy, người chơi chứng khoán có thể tự tạo, phân loại danh sách các danh mục sản phẩm để thuận tiện xem xét hơn. Ngoài ra, còn tích hợp các công cụ trò chuyện, lịch kinh tế, hay chứa các thông tin về giá cả của sản phẩm để nhà đầu tư có thể theo dõi.
Phần 6: Khu vực Bottom Toolbar: các trader thường không dành nhiều sự quan tâm cho phần này vì nó chỉ chứa một số công cụ như bộ lọc Forex, ghi chú văn bản, Pine Editor, kiểm tra chiến lược và cái đáng nói nhất chính là Paper Trading.
Ưu điểm của TradingView là gì?
- Ưu điểm đầu tiên của TradingView là có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt thuận tiện cho những trader Việt Nam.
- Nền tảng trading độc lập và không bị phụ thuộc hệ điều hành
- Cộng đồng người dùng đông đảo, các thông tin được cập nhật liên tục và có độ chính xác cao.
- Có thể phân tích biểu đồ đa khung với nhiều cặp tiền tệ cùng lúc.
- TradingView hỗ trợ phân tích nhiều thị trường Forex, tiền điẹn tử, cổ phiếu…
- Công cụ charting trực quan với nhiều thông số, nhiều tùy chọn cho biểu đồ, thông dụng nhất vẫn là biểu đồ nến.
- Cuối cùng đây là nơi để lưu trữ lịch sử giao dịch tiện lợi.
Kết luận
TradingView là công cụ rất hữu ích và dễ sử dụng trong việc nghiên cứu, lập biểu đồ và kiểm tra các loại cổ phiếu chứng khoán. Bài viết này phần nào giúp bạn đọc hiểu được TradingView là gì? Và các sử dụng TradingView như thế nào?
Muốn có được thành công nhà đầu tư cần thời gian tìm hiểu, làm quen, sử dụng thành thạo những công cụ và tính năng mà TradingView cung cấp để có được hiệu quả tốt nhất.