Thị trường tài chính là nơi giúp các trader làm giàu nhanh chóng, tuy nhiên nó cũng có thể khiến bạn không còn gì trong tay. Nhà đầu tư rất tự tin về những phân tích chính xác về các điều kiện biến động của thị trường trước khi giao dịch nhưng vẫn nhận thất bại thảm bại. Tại sao lại thất bại là nỗi băn khoăn của rất nhiều nhà giao dịch, phải chăng chiến lược, phương pháp giao dịch của bạn có vấn đề hay thị trường có vấn đề.
Câu trả lời ở đây là người chơi Forex chưa thực sự thấu hiểu được thị trường. Bản chất của thị trường tài chính biến động liên tục, nếu không tìm hiểu kỹ rất có thể trader sẽ là những con mồi ngon. Bên cạnh đó, thị trường cũng liên tục tạo ra những cái bẫy để săn những nhà đầu tư non kinh nghiệm.
Hai trong số hàng loạt cái bẫy phổ biến trên thị trường Forex, chứng khoán hay tiền điện tử chính là Bull trap và Bear trap. Vậy thuật ngữ Bull trap, Bear trap là gì? Nó hoạt động và cài bẩy nhà đầu tư ra sao? Và làm cách nào để nhà giao dịch có thể tránh được 2 cái bẩy thị trường này? Bài viết dưới đây, đánh giá sàn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Bull trap và Bear trap là gì?
Nếu dịch ra tiếng Việt thì trap ở đây có nghĩa là cái bẫy. Bull (thị trường bò) và Bear (thị trường gấu) đây là 2 thuật ngữ nói về thị trường tăng giá hoặc thị trường giảm giá. Vậy, tóm lại, hiểu theo cách đơn giản Bull trap là bẫy tăng giá còn Bear trap là bẫy giảm giá.
Bull trap (bẫy tăng giá) là dấu hiệu đảo chiều tăng giả trong một thị trường đang giảm xuống. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở ngưỡng kháng cự, khi giá bắt đầu phá vỡ mức cản này, nhà đầu tư vui mừng vì cho rằng sẽ đón đầu xu hướng mới và nhanh chóng vào giao dịch lệnh mua với kỳ vọng giá sẽ đảo chiều đi lên. Nhưng ngay sau đó, giá quay đầu và tiếp tục xu hướng giảm, stop loss bị quét sạch, lúc này nếu trader không cắt lỗ sẽ rất dễ bị cháy tài khoản.
Bear trap (bẫy giảm giá) ngược lại với Bull trap, đây là tín hiệu đảo chiều giảm giá giả trong thị trường đang có xu hướng tăng. Lúc này, khi giá bắt đầu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, các người chơi chứng khoán đặt niềm tin rằng thị trường sẽ đảo chiều giảm và nhanh chóng đặt lệnh Sell với sự kỳ vọng đón đầu xu hướng giá mới. Nhưng không như những gì nhà đầu tư dự đoán, giá chỉ vừa giảm xuống một chút đã nhanh chóng quay đầu lên và lại tiếp tục xu hướng tăng như lúc ban đầu.
Khi nhà đầu tư nhận định rằng thị trường sẽ đảo chiều tăng nhưng giá vẫn tiếp tục giảm thì đó chính là bẫy tăng giá của thị trường (Bull trap). Ngược lại, khi nhà đầu tư tin chắc rằng thị trường đảo chiều giảm nhưng giá lại tiếp tục tăng thì đó là bẩy giảm giá mà thị trường tạo ra (Bear trap).
Bull trap, bear trap còn được xem là các điểm false Breakout (phá vỡ giả), nó xảy ra trên các thị trường tài chính tài chính như Forex, chứng khoán và cả tiền điện tử.
2. Tâm lý thị trường đằng sau các bẫy giá
Đối với bẫy giá Bull trap, khi giá tăng lên và bắt đầu chạm đến ngưỡng kháng cự, lúc này có 2 khả năng có thể xảy ra: một là giá quay đầu hoặc hai là giá phá vỡ ngưỡng kháng cự đó và tiếp tục đi lên.
Thời điểm này, một số trader cho rằng giá sẽ breakout và đảo chiều tăng nên họ đặt lệnh Buy để có thể đón đầu xu hướng làm cho mức giá tăng lên phá vỡ ngưỡng kháng cự. Một số nhà đầu tư khác lại kỳ vọng rằng giá sẽ pullback lại trước khi tăng lên nên đặt lệnh giới hạn mua làm cho đà tăng của giá giảm đi.
Giằng co diễn ra, khi mức giá giảm xuống một ít, các trader vào lệnh Buy bắt đầu trở nên hoảng loạn, và đóng vị thế để hạn chế rủi ro điều này làm cho giá tiếp tục đi xuống. Sau đó, giá quét mức Stop loss của những nhà đầu tư này, họ lại tiếp tục bán ra, càng đẩy giá xuống thấp hơn. Đây chính là kết quả của Bull trap.
Khi mức giá bắt đầu phá vỡ ngưỡng kháng cự, tăng lên rất mạnh mẽ, điều này cho thấy rằng xu hướng giảm đã bắt đầu kiệt sức. Tín hiệu này phần nào làm thỏa mãn tâm lý của những trader đó, họ nhanh chóng vào lại giao dịch để bù lại phần lợi nhuận đã bỏ lỡ.
Chính bởi tâm lý non nớt này, một cái bẫy được giăng ra từ những người chơi chuyên nghiệp, khi những trader non nớt đó vào lệnh mua khiến giá tăng lên, những nhà giao dịch chuyên nghiệp này lập tức bán ra với giá cao. Khối lượng bán quá lớn khiến giá quay đầu xuống. Lúc này, để giảm thiểu rủi ro thua lỗ, những nhà đầu tư đó lại vội vàng đóng vị thế và đẩy giá xuống sâu hơn.
Bear trap cũng tương tự như vậy nhưng xu hướng giá đi ngược lại với Bull trap.
3. Cách giúp nhà đầu tư nhận biết Bull trap và Bear trap
Nhận biết được 1 sự phá vỡ liệu có phải là bẫy giá hay nó thật sự là một tín hiệu breakout tốt để nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội mang về lợi nhuận hoặc cũng có thể là phòng tránh được rủi ro.
Có nhiều phương pháp cũng như các công cụ giúp người chơi Forex có thể nhận biết được bẫy giá, trong đó phổ biến nhất là dãy số Fibonacci, tín hiệu hội tụ/phân kỳ từ các chỉ báo và Price action.
Tìm hiểu các bước để nhận diện một sự phá vỡ có phải là bẫy giá không hay là Breakout thật:
- Bước 1: Nhà đầu tư cần xác định các vùng giá quan trọng, các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ
- Bước 2: Sau khi giá bắt đầu phá vỡ ngưỡng kháng cự/hỗ trợ, sử dụng các công cụ nhận diện để xác định liệu giá có đảo chiều hay không.
Có 1 lưu ý cho nhà giao dịch là giá có thể phá vỡ ngưỡng và quay đầu lại trong cùng 1 phiên giao dịch hoặc cũng có thể là giá phá ngưỡng, sau đó 1 vài phiên rồi mới quay trở lại.
3.1. Dãy số Fibonacci:
Fibonacci được xem là một trong những công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc giúp nhà đầu tư nhận diện bẫy giá. Khi mức giá phá vỡ ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ thì tín hiệu breakout lúc này sẽ là bẫy Bull trap hoặc Bear trap nếu giá dừng lại tại một trong các tỷ lệ quan trọng của Fibonacci.
Ví dụ: Fibonacci nhận diện Bear trap
Gía phá vỡ đường hỗ trợ bằng một cây nến giảm mạnh càng củng cố lòng tin của những nhà đầu tư tin vào giá sẽ Breakout và đảo chiều giảm. Nhưng sau khi phá vỡ, giá lúc này chỉ dừng lại ở mức Fibonacci 0.382, sau đó thì quay ngược trở lên. Việc giá dừng lại ở một tỷ lệ quan trọng của Fibonacci và quay đầu chứng tỏ rằng xu hướng tăng ban đầu vẫn còn rất mạnh, khả năng đảo chiều là không thể nào xảy ra, chứng tỏ tín hiệu phá vỡ này là giả, đây là Bear trap.
Ví dụ về Fibonacci nhận diện Bull trap.
Giá phá vỡ đường xu hướng Trendline bởi một cây nến tăng mạnh, trong khi xu hướng Downtrend phía trước có độ dốc khá lớn và kéo dài trong thời gian dài. Cả ba yếu tố này tạo điều kiện củng cố niềm tin rằng nhà đầu tư mua vào với kỳ vọng xu hướng giảm đã kiệt quệ và thị trường sẽ đảo chiều tăng. Nhưng sau khi giá tăng, bắt đầu và dừng ở mức 0,5 của Fibonacci, giá dự báo sẽ quay trở lại sau lần tăng này và kết quả chính xác là vậy. Đây chỉ là một cái bẫy tăng giá chứ không phải là đảo chiều.
3.2. Phân kỳ/hội tụ giữa chỉ báo và giá
Các chỉ báo được sử dụng để có thể nhận diện Bull trap hay Bear trap thường là MACD, RSI, Stochastic…Cùng xem ví dụ dưới đây về chỉ báo MACD để nhận diện Bear trap.
Gía phá vỡ đường xu hướng vai trò là một mức hỗ trợ, dự báo khả năng là thị trường đảo chiều giảm. Tuy nhiên, ngay lúc này lại xuất hiện tín hiệu hội tụ giữa giá và đường MACD, đồng thời nhà đầu tư có thể thấy được một cây nến tăng mạnh với chiều dài hơn cây nến phá vỡ giảm phía trước , dân đến khả năng đảo chiều rất khó xảy ra. Bằng chỉ báo này, trader có thể xác định đây là bẫy Bear trap và tránh vào lệnh Sell lúc này.
3.3. Price Action
Khi mà thị trường phá vỡ các ngưỡng giá quan trọng, hãy xác định hành vi của giá thông qua các mẫu hình giá, mẫu hình nến. Nếu Price Action phù hợp với sự phá vỡ thì đây chính là tín hiệu breakout, thị trường sẽ đảo chiều và ngược lại thì nhà đầu tư nên cẩn thận vì đó là bẫy giá Bull trap hoặc Bear trap.
Thị trường đang trong một xu thế tăng, khi giá bắt đầu giảm và vượt qua ngưỡng hỗ trợ, nếu nhà đầu tư quá nôn nóng, thấy giá vụt mạnh xuống rồi vào lệnh Sell ngay thì rủi ro rất cao.Trong trường hợp này, người chơi hãy kiên nhẫn đợi cho cây nến phá vỡ kết thúc, quan sát nó cùng với một vài phiên giao dịch sau đó.
Trong trường hợp này, cây nến phá vỡ là một cây Bullish Pinbar với đuôi nến khá dài, chứng tỏ lực mua lúc này rất mạnh, giá không thể nào giảm sâu hơn được nữa. Nhờ vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể dự đoán được đây chính là Bear trap thông qua phân tích Price Action.
Mức giá 2 lần phá vỡ đường xu hướng Trendline đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ. Nếu vội vàng nhà đầu tư rất dễ vào lệnh Buy vì cho rằng giá sẽ phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và giảm mạnh xuống đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, sau đó mô hình Bullish Engulfing được thiết lập và giá sẽ lập tức đi lên lại. Đây chính là bẫy Bear trap.
4. Làm sao để nhà đầu tư tránh được bẫy giá?
Đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm cũng không tránh khỏi những bẫy Bull trap, Bear trap mà thị trường đặt ra. Vì vậy, đối với những nhà đầu tư mới với kinh nghiệm non nớt thì điều này lại càng khó khăn hơn. Rất khó để có thể tìm ra được phương pháp nào cụ thể để tránh bẫy giá, nếu chẳng may bị sập bẫy thì cách tốt nhất là tìm cách hạn chế thua lỗ ở mức thấp nhất.
Làm thế nào để giúp người chơi hạn chế bị sập bẫy?
Để tránh bị sập bẫy thì nhà đầu tư nên tích lũy kiến thức về thị trường cũng như kinh nghiệm giao dịch. Trước khi thực hiện giao dịch nên trang bị những kiến thức về Price Action, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản,…Kinh nghiệm giao dịch đòi hỏi nhà đầu tư phải bỏ thời gian, công sức và trải qua quá trình giao dịch.
Làm thế nào để nhà đầu tư có thể hạn chế thua lỗ khi sập bẫy?
Nhiều nhà đầu tư khi mới bước vào thị trường thì không thể tránh khỏi việc mắc bẫy giá Bull trap, Bear trap của thị trường. Tuy nhiên, có một số trader mặc dù bị mắc bẫy, có một số nhà đầu tư thua lỗ ít nhưng cũng có một số cháy cả tài khoản. Vậy làm thế nào để hạn chế được thua lỗ, nhà giao dịch có thể tham khảo các nguyên tắc dưới đây:
- Những nhà giao dịch chuyên nghiệp, các chuyên gia tài chính đều đặt stop loss cho giao dịch của họ và xem đó như là một công cụ không thể thiếu khi vào lệnh. Việc đặt Stop loss giúp nhà đầu tư có thể giảm thiểu tối đa rủi ro.
- Điểm cắt lỗ không được quá 2% tổng tài khoản cho một lệnh giao dịch.
- Đối với những nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm thì không nên mạo hiểm tài khoản của mình với mức đòn bẩy cao, đòn bẩy cao nhằm tăng khối lượng giao dịch tuy nhiên nó chính là con dao 2 lưới ảnh hưởng không nhỏ đến tài khoản nhà đầu tư.
- Một trong những cách để giúp trader hạn chế rủi ro chính là nguyên tắc “không nên đặt tất cả trứng vào chung một rổ”. Việc phân bổ nguồn vốn hợp lý sẽ hạn chế rủi ro đáng kể nếu chẳng may có tình huống xấu xảy ra.
Phần Kết
Bài viết trên cũng phần nào giải thích cho bạn đọc chi tiết về Bull trap, Bear trap, cách nhận biết cũng như một số nguyên tắc giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro cạm bẫy từ thị trường. Nhà đầu tư phải luôn luyện tập, trau dồi kiến thức về thị trường để có thể tìm kiếm được lợi nhuận và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.