Chứng chỉ CFA hẳn quá quen thuộc đối với những người làm việc trong các lĩnh vực tài chính. Đây là là một trong những chứng nhận quan trọng về trình độ và đạo đức của một nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp. Cũng bởi lẽ đó mà không ít người muốn sở hữu chứng chỉ này nhằm giúp thăng tiến trong công việc. Cùng đánh giá sàn tìm hiểu về chứng chỉ CFA và quy trình để có được loại chứng chỉ này như thế nào ở bài viết sau.
1. Chứng chỉ CFA là gì?
Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) là một chỉ định chuyên môn được công nhận trên toàn cầu do Viện CFA , (trước đây là AIMR (Hiệp hội Nghiên cứu và Quản lý Đầu tư)), đo lường và chứng nhận năng lực và tính chính trực của các nhà phân tích tài chính. Các ứng viên phải vượt qua ba cấp độ của kỳ thi bao gồm các lĩnh vực, chẳng hạn như kế toán, kinh tế, đạo đức, quản lý tiền và phân tích bảo mật.
Chứng chỉ CFA ra đời lần đầu tiên vào năm 1962 tại Hoa Kỳ và đã trở thành một chứng nhận uy tín về phân tích tài chính trên khắp thế giới. Cho đến hiện tại đã có gần 170,000 thành viên tại hơn 165 quốc gia được cấp chứng chỉ và trở thành hội viên của CFA Institute. Hơn 30,000 doanh nghiệp trên thế giới sử dụng chứng chỉ CFA như một tiêu chuẩn bắt buộc trong quy trình tuyển dụng cũng như thăng chức.
2. Ý nghĩa của chứng chỉ CFA
CFA không những được sử dụng để đánh giá năng lực mà còn là thước đo về đạo đức nghề nghiệp của mỗi thành viên.
Những đối tượng thành viên sở hữu chứng chỉ CFA, người sở hữu nghiễm nhiên được công nhận là một nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp.
3. Điều kiện để trở thành CFA Charterholder
Để trở thành một CFA Charterholder, cần hoàn thành 4 yêu cầu sau:
- Đầu tiên, cần vượt qua các kỳ thi của chương trình học CFA gồm 3 cấp độ. Mỗi cấp độ sẽ có một kỳ thi riêng và cần vượt qua tất cả các kỳ thi của cả 3 cấp độ để trở thành CFA Charterholder.
- Thứ hai, bạn cần có kinh nghiệm làm việc theo yêu cầu, cần hoàn thành các yêu cầu về kinh nghiệm làm việc trước, trong hoặc sau khi tham gia chương trình học chứng chỉ CFA. Những kinh nghiệm đó liên quan đến việc trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định đầu tư hoặc sản xuất sản phẩm với vai trò cung cấp thông tin hoặc gia tăng giá trị cho quá trình đó.
- Thứ ba, có thư giới thiệu. Một trong những yêu cầu khi đăng ký trở thành thành viên của viện CFA là việc các bạn phải cung cấp từ 2-3 thư giới thiệu. Trong thư, bắt buộc phải có những nhận xét về kinh nghiệm làm việc cùng với đó là tính chuyên nghiệp của bạn.
- Cuối cùng là gửi đơn đăng ký trở thành CFA Charterholder. Nếu bạn hoàn thành tất cả các yêu cầu trên thì đơn của bạn sẽ được duyệt và bạn chính thức trở thành hội viên thường xuyên của viện CFA.
4. Điều kiện tham gia chương trình học chứng chỉ CFA
Để trở thành một CFA Charterholder thì các bạn phải đăng ký học chứng chỉ CFA, sau đó hoàn thành 4 yêu cầu được nêu ở trên. Tuy nhiên, việc đăng ký học CFA cũng không phải là điều dễ dàng. Để trở thành một ứng viên của CFA, cần đăng ký chương trình học CFA và đăng ký kỳ thi level 1. Một số điều kiện cần đáp ứng để đăng ký học :
- Bạn phải có bằng cử nhân hoặc là sinh viên năm cuối của trường đại học, cao đẳng. Nếu là sinh viên năm cuối thì phải hoàn thành việc nhận bằng trước khi đăng ký kỳ thi cấp độ 2.
- Bạn cần có tổng cộng 4 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp toàn thời gian cũng như học tập tại các trường cao đẳng, đại học. Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đòi hỏi phải áp dụng các kỹ năng kinh doanh/phán đoán, gồm: khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm; tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; quản lý thời gian; kỹ năng phán đoán, phân tích; khả năng thích ứng… Các bạn có thể được yêu cầu để nộp các tài liệu, giấy tờ và bằng cấp liên quan khi đăng ký hồ sơ học.
- Cần có hộ chiếu quốc tế hợp lệ.
- Bạn cần hoàn thành một bài thi tiếng Anh.
- Phải hoàn thành một biểu mẫu về khả năng ứng xử chuyên nghiệp.
- Phải sống ở một quốc gia mà viện CFA có văn phòng hoặc có làm việc tại đó.
Phần kết
Chứng chỉ CFA là vũ khí giúp người sở hữu phát triển sự nghiệp. Khi có được chứng chỉ CFA, bạn sẽ có khả năng đảm nhiệm được nhiều vị trí và chuyên môn khác nhau trong ngành tài chính như: phân tích và quản trị rủi ro, quản lý danh mục đầu tư, xây dựng chiến lược đầu tư, kế toán/kiểm toán…