CPI còn gọi là chỉ số giá tiêu dùng, đây là một trong những chỉ số khá quen thuộc trong cộng đồng nhà đầu tư. Chỉ số này được cập nhật hàng tháng bởi Cục Thống kê Bộ lao động Mỹ và sử dụng với mục đích xác định tỷ lệ lạm phát cũng như chi tiêu trên mức giá cố định. Cùng đánh giá sàn tìm hiểu chi tiết hơn về chỉ số giá tiêu dùng này cũng như cách tính chỉ số CPI như thế nào ở bài viết sau.
1. Chỉ số CPI là gì?
CPI được viết tắt từ cụm từ Consumer Price Index, đây là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Chỉ số CPI phản ánh mức tiêu dùng, sức mua của một nền kinh tế và nó được tính theo tỷ lệ phần trăm.
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh được mức giá trung bình của những sản phẩm cũng như các dịch vụ từ nhóm đại diện hoặc còn được gọi là giỏ hàng hóa trung bình của người tiêu dùng, cùng có nghĩa là CPI để đo lường mức tiêu dùng của người dân.
Chỉ số CPI là một thước đo kiểm tra mức giá bình quân của một rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng như giao thông, thực phẩm và chăm sóc y tế. Nó được tính toán bằng cách lấy sự thay đổi giá của từng mặt hàng trong rổ hàng hóa được xác định trước và tính trung bình cho chúng. Những thay đổi trong chỉ số CPI được sử dụng để đánh giá những thay đổi giá cả liên quan đến chi phí sinh hoạt . Chỉ số CPI là một trong những số liệu thống kê được sử dụng thường xuyên nhất để xác định các giai đoạn lạm phát hoặc cũng có thể là giảm phát .
Xem thêm:
2. Ý nghĩa của chỉ số CPI
Chỉ số được xem là một công cụ để đo mức độ làm phát cho nên việc theo dõi chỉ số CPI là cực kỳ quan trọng bao gồm giá cả thức ăn và năng lượng để đảm bảo rằng nó sẽ bình ổn trong tháng.
Ngoài ra, CPI còn được xem là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ của hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt của người dân, cũng chính vì vậy, CPI còn được sử dụng để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt theo thời gian.
Cũng có nghĩa là khi chỉ cố CPI tăng thì mức giá trung bình cũng sẽ tăng và ngược lại nếu CPI giảm thì mức giá trung bình cũng sẽ giảm theo.
Trong đó, giá tiêu dùng là giá mà người dân dùng để mua hàng hóa hoặc có thể dùng chi trả cho các dịch vụ hàng ngày. Nó được biểu thị bằng mức giá bán lẻ hàng hóa có mặt trên thị trường và giá dịch vụ phục vụ cho đời sống. Gía tiêu dùng sẽ không bao gồm giá đất đai, giá hàng hóa bán cho sản xuất hay những công việc mang tính chất sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, CPI còn có ý nghĩa như là 1 chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức độ thay đổi giá của các mặt hàng tiêu dùng theo thời gian, nó còn phản ánh tốc độ thay đổi giá của những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu là lương thực, thực phẩm hay quần áo…
Sự biến động của chỉ số CPI có thể dẫn đến tình trạng lạm phát hoặc cũng có thể là giảm phát dẫn đến sự suy yếu của một nền kinh tế. Trường hợp giá cả tăng đến một mức không thể nào kiểm soát được thì sẽ thể thành siêu lạm phát và việc khủng hoảng kinh tế rất có thể sẽ diễn ra. Bên cạnh đó, sự giảm sụt mức giá chung CPI do sự suy giảm tổng cầu sẽ gây ra hiện tượng giảm phát kéo dài và suy thoái nền kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
3. Cách tính chỉ số CPI
Để tính CPI, người ta phải ấn định giá của một thời kỳ nhất định, được gọi là thời kỳ gốc, thời kỳ cơ sở, vì đây là chỉ số được tính bằng phần trăm để phản ánh sự thay đổi tương đối của giá cả hàng hóa tiêu dùng theo thời gian.
Khi thực hiện tính chỉ số giá tiêu dùng CPI, thì người ta sẽ tính số bình quân của giá cả trong kỳ báo cáo so với kỳ cơ sở. Các bước để tính được chỉ số CPI như sau:
- Bước 1: cố định giỏ hàng, xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người dùng mua thông qua việc điều tra.
- Bước 2: xác định mức giá của mỗi sản phẩm trong giỏ hàng tại mỗi thời điểm khác nhau.
- Bước 3: lấy số lượng mua nhân với mức giá của từng mặt hàng, sau đó cộng tất cả chi phí lại.
- Bước 4: xác định thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh. Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi khoảng từ 5-7 năm tùy theo từng quốc gia.
Hoàn thanh xong tất cả các bước, nhà đầu tư sẽ tính được chỉ số CPI theo công thức sau:
Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ T-1
Chỉ số giá tiêu dùng CPI được tính hàng tháng và hàng năm, chính vì vậy để có thể biết được chính xác, nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số này trên lịch kinh tế.
4. Chỉ số CPI ảnh hưởng như thế nào ?
Việc giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường thay đổi liên tục cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các loại chứng khoán có mức lãi suất cố định.
Thị trường cổ phiếu sẽ biến động, nếu giá cả tăng, các khoản lãi suất cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và vì vậy nó sẽ làm giảm mức sinh lời của các loại chứng khoán xuống. Bên cạnh đó, việc làm phát cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lương, trợ cấp cũng như hưu trí vì đây là những khoản chi trả cố định.
Khi chỉ số tiêu dùng CPI giảm cũng có nghĩa là giá của giỏ hàng hóa tiêu dùng tính theo CPI giảm, lúc này số tiền dành cho chi tiêu hằng ngày của người tiêu dùng cũng sẽ giảm. Nếu mức thu nhập không thay đổi, thì việc giảm chi phí tiêu dùng sẽ giúp ổn định chi tiêu và góp phần nâng cao mức sống cho những người dân có thu nhập kém.
Thực tế cho thấy chỉ số CPI không phản ánh sự thay đổi của chất lượng các loại hàng hóa bởi nếu mức giá của 1 hàng hóa nào đó tăng nhưng chất lượng của nó cũng tăng tương tự hoặc cũng có thể hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nói chung đều có xu hướng được nâng cao nên chỉ số CPI cũng đã phóng đại mức giá.
Chỉ số CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn.
Cuối cùng, chỉ số tiêu dùng không phải ánh được sự gia tăng sức mua của đồng tiền .
5. Ứng dụng của chỉ số tiêu dùng trong thực tế
Chỉ số CPI là một trong những chỉ số có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của một nền kinh tế. Chính vì thế, việc tính toán và phân tích chỉ số tiêu dùng sẽ đem đến cho doanh nghiệp, nền kinh tế cũng như chính phủ những hiệu quả đáng kể. Cũng từ những phân tích trên, người tiêu dùng có thể chuẩn bị trước những thay đổi về mức giá bán lẻ hàng hóa.
Không chỉ dừng lại ở đó, chỉ số tiêu dùng CPI còn dùng để đo lường và ứng dụng để làm thước đo lạm phát cho những yếu tố khác của nền kinh tế ví dụ như doanh số bán lẻ hay giá trị của đồng tiền…
Bên cạnh đó, chỉ số CPI còn được sử dụng để phân tích, điều chỉnh thu nhập của người dân bằng cách, khi nhận thấy chỉ số tiêu dùng tăng thì lúc này chính phủ sẽ tiến hành điều chỉnh mức lương cơ bản sao cho phù hợp với mức mà người dân phải chi trả cho các hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày.
Phần kết
Trên đây là những thông tin về chỉ số tiêu dùng CPI về cách tính cũng như sự ảnh hưởng và tác động của nó như thế nào? Bài viết đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm về một trong những loại chỉ số quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Nhà đầu tư nên cập nhật thêm thông tin từ lịch kinh tế để mang lại sự hiệu quả cao hơn.