Top 10 chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả nhất trong Forex

Theo dõi xu hướng trong giao dịch Forex là một trong những cách phổ biến nhất để cải thiện tỷ lệ thành công của bản thân mỗi trader trên thị trường ngoại hối. Các xu hướng thường mất rất nhiều thời gian để hình thành và chính vì vậy, cần rất nhiều tác động để có thể làm thay đổi xu hướng.

Top 10 chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả nhất trong Forex được đánh giá sàn đề cập ở bài viết sau sẽ giúp trader có thể xác định các xu hướng thị trường dễ dàng hơn trong quá trình giao dịch.

1. Top 10 chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả nhất trong Forex – Chỉ báo hành động giá

Giá là biến số được xem là quan trọng nhất. Chính vì vậy, việc trader tìm hiểu xu hướng hành động giá được xem là yếu tố đầu tiên.

Có nhiều cách khác nhau để người chơi Forex tìm hiểu xu hướng trong biểu đồ giá. Nhà đầu tư nên bắt đầu phân tích bằng cách xem giá trước, từ các mức giá cao hơn, thấp hơn, cho đến xu giá tăng giảm khác nhau.

Forex là gì

2. Top 10 chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả nhất trong giao dịch Forex – Chỉ báo Parabolic SAR

Top 10 chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả nhất trong giao dịch Forex-parabolic-SAR
Top 10 chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả nhất trong giao dịch Forex-parabolic-SAR

Parabolic SAR hay PSAR là viết tắt của “parabolic stop and reverse” mang ý nghĩa là dừng lại và đảo chiều theo hình parabol. Chỉ báo PSAR được xem là một chỉ báo khá hiệu quả để xác định các xu hướng ngắn hạn bởi các đường chỉ báo PSAR rất dễ nhìn nhà đầu tư chỉ cần vẽ 1 chấm ở trên hoặc dưới mức giá thấp hoặc cao là có thể phân tích.

Parabolic SAR tính toán những giá trị chỉ báo bằng cách sử dụng hệ số giá tốc và giá cực đoan. Đây là một chỉ báo về Forex rất hữu ích để đo lường các xu hướng ngắn hạn và những thay đổi trong các xu hướng này. Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo PSAR để vào hoặc thoát lệnh giao dịch tùy vào tín hiệu mà nó mang lại.

Mô hình cốc tay cầm

3. Chỉ báo đám mây Ichimoku

Chỉ báo đám mây Ichimoku
Chỉ báo đám mây Ichimoku

Đám mây Ichimoku hay còn gọi với cái tên khác là chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo. Cũng giống như các chỉ báo khác, đám mây Ichimoku được các nhà phân tích dùng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, nó cũng ước tính động lượng giá và cung cấp cho nhà đầu tư các tín hiệu để giúp họ đưa ra quyết định. Bản dịch của ‘Ichimoku’ là “biểu đồ cân bằng một cái nhìn” – đây cũng chính là lý do tại sao chỉ báo này được sử dụng bởi các nhà giao dịch, những người cần nhiều thông tin từ một biểu đồ.

Nói một cách cụ thể, chỉ báo Ichimoku được nhiều nhà đầu tư sử dụng với mục đích xác định xu hướng thị trường, hiển thị các đường hỗ trợ và kháng cự trong quá trình giao dịch, đồng thời dự báo cho trader các mức giá trong tương lai để có thể đưa ra các chiến lược phù hợp.

Chart patterns là gì

4. Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI

Chỉ số sức mạnh tương đối - RSI
Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI

Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI chủ yếu được sử dụng để giúp các nhà giao dịch xác định động lượng, điều kiện thị trường và các tín hiệu cảnh báo cho các biến động giá nguy hiểm. RSI được biểu thị bằng một con số từ 0 đến 100. Một tài sản xung quanh mức 70 thường được coi là quá mua, trong khi một tài sản ở hoặc gần 30 thường được coi là quá bán.

Một tín hiệu mua quá mức cho thấy lợi nhuận ngắn hạn có thể đạt đến điểm đáo hạn và tài sản có thể đang trong thời kỳ điều chỉnh giá. Ngược lại, một tín hiệu quá bán có thể có nghĩa là các đợt giảm giá ngắn hạn đang đến kỳ đáo hạn và tài sản có thể đang trong giai đoạn phục hồi.

5. Độ lệch chuẩn – Standard deviation

Độ lệch chuẩn - Standard deviation
Độ lệch chuẩn – Standard deviation

Standard deviation (hay còn gọi là độ lệch chuẩn) là chỉ báo giúp nhà đầu tư đo lường quy mô của các động thái giá. Chính vì vậy, trader có thể xác định được mức độ biến động có thể ảnh hưởng đến mức giá trong tương lai. Chỉ báo Standard deviation không thể dự đoán được liệu giá sẽ tăng hay giảm, chỉ có thể biết rằng nó sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động.

Độ lệch chuẩn so sánh biến động giá tại thời điểm hiện tại với biến động giá trong quá khứ. Nhiều nhà đầu tư cho rằng các tác động giá lớn kéo theo các động thái nhỏ và các động thái nhỏ ảnh hưởng theo các động thái lớn.

Mô hình 2 đáy

6. Chỉ số định hướng trung bình (ADX)

Chỉ số định hướng trung bình (ADX)
Chỉ số định hướng trung bình (ADX)

Chỉ báo ADX được sử dụng tốt nhất để sàng lọc các cơ hội giao dịch. Bằng cách thêm chỉ báo này vào biểu đồ, bạn có thể loại bỏ tất cả các mã forex đang trong phạm vi (range). Sau đó, nhờ ADX bạn có thể tìm những cổ phiếu đang có xu hướng tăng mạnh hoặc xu hướng giảm mạnh.Chỉ báo ADX được sử dụng tốt nhất để sàng lọc các cơ hội giao dịch. Bằng cách thêm chỉ báo này vào biểu đồ, bạn có thể loại bỏ tất cả các mã forex đang trong phạm vi (range). Sau đó, nhờ ADX bạn có thể tìm những cổ phiếu đang có xu hướng tăng mạnh hoặc xu hướng giảm mạnh.

Chỉ số định hướng trung bình (ADX) minh họa cho sức mạnh của xu hướng giá. Nó hoạt động trên thang điểm từ 0 đến 100, trong đó số trên 25 được coi là xu hướng mạnh và số dưới 25 được xem là xu hướng yếu dần. Các nhà đầu tư có thể sử dụng thông tin này để thu thập xem xu hướng tăng hay giảm sẽ tiếp tục diễn ra.

Chỉ báo ADX thường dựa trên đường trung bình động của phạm vi giá trong vòng 14 ngày, tùy thuộc vào tần suất mà các trader yêu thích. Tuy nhiên, chỉ báo ADX không cho biết xu hướng giá có thể phát triển như thế nào mà nó chỉ cho thấy sức mạnh của xu hướng. Chỉ số định hướng trung bình có thể tăng khi giá giảm, điều này báo hiệu một xu hướng giảm mạnh sắp diễn ra.

7. Chỉ báo dao động ngẫu nhiên – Stochastic Oscillator

Chỉ báo dao động ngẫu nhiên - Stochastic Oscillator
Chỉ báo dao động ngẫu nhiên – Stochastic Oscillator

Chỉ báo dao động ngẫu nhiên – Stochastic Oscillator là một chỉ báo so sánh giá đóng cửa cụ thể của một tài sản với một phạm vi giá của nó theo thời gian – cho thấy động lượng và sức mạnh xu hướng. Stochastic Oscillator sử dụng thang điểm từ 0 đến 100. Số dưới 20 thường thể hiện thị trường quá bán và giá trị trên 80 là thị trường quá mua. Tuy nhiên, nếu một xu hướng mạnh xuất hiện, một sự điều chỉnh hoặc phục hồi sẽ không nhất thiết phải xảy ra sau đó.

Chỉ báo RSI là gì

8. Chỉ báo CCI

Chỉ báo CCI
Chỉ báo CCI

Chỉ báo CCI là tên viết tắt của Commodity Channel Index. Chỉ báo CCI chủ yếu dao động dọc theo đường 0 trong phạm vi từ +100 và -100. Nếu chỉ báo CCI càng gần đường 0, chứng tỏ giá càng gần với giá trị trung bình. Tuy nhiên, người chơi cũng có thể điều chỉnh phạm vi từ +200 và -200 tùy vào các chiến lược giao dịch cụ thể, cũng có thể là áp dụng cho các công cụ tài chính có tính biến động lớn hoặc khi muốn bỏ qua việc xem xét các biến động giá không đáng kể.

Chỉ báo CCI tăng từ 0 đến +100 sẽ thể hiện mức giá đang tăng, khi chỉ báo này chạm vào đường +100 chứng tỏ lúc này thị trường đang có sức mạnh, xu hướng tăng sẽ tiếp tục và có thể tăng mạnh lên. Ngược lại, nếu chỉ báo CCI giảm từ 0 xuống -100 thể hiện giá đang có xu hướng giảm, khi CCI chạm vào đường -100, điều này chứng tỏ thị trường đang bị suy yếu, xu hướng giảm sẽ tiếp tục và có thể giảm mạnh.

Trường hợp khi chỉ báo CCI vượt qua đường +100 và bắt đầu giảm ngược trở lại thì cho thấy giá đang ở trạng thái mua quá mức (overbought), khả năng thị trường sẽ điều chỉnh giảm trở lại, đây chính là dấu hiệu cho một sự đảo chiều sắp diễn ra. Và tương tự, chỉ báo CCI vượt qua đường -100 và bắt đầu tăng ngược lên lại, điều này có nghĩa là giá đang rơi vào trạng thái bán quá mức (oversold), khả năng thị trường điều chỉnh tăng, dấu hiệu một xu hướng tăng sắp bắt đầu.

Chỉ báo Ichimoku

9. Chỉ báo Envelopes

Chỉ báo Envelopes
Chỉ báo Envelopes

Chỉ báo Envelopes dùng để phản ánh tình trạng mua quá nhiều hay bán quá nhiều, nhờ vào  đó cho phép nhà đầu tư xác định các điểm vào và thoát lệnh khỏi thị trường dễ dàng hơn. Cũng như thời điểm hiện tại có khả năng kết thúc của một xu hướng ngắn hay dài.

Chỉ báo Envelopes giúp nhà giao dịch thấy rõ hơn những vùng giá đảo chiều và dễ dàng trong việc giao dịch hơn, khi quan sát biểu đồ trader thấy giá tăng mạnh và chạm đường SMA trên và ngay lập tức là những cú đảo chiều mạnh, khi trường hợp này xảy ra nhà đầu tư sẽ có những lệnh Sell có lợi nhuận cũng không phải là ít đâu nhé, và chắc chắn điểm take profit của mình là những cú đánh đảo chiều lại.

Trường hợp khác là thị trường đang giảm rất mạnh khi giá chạm đến vùng chỉ báo Envelops thì nhà đầu tư sẽ khoanh vùng được điểm vào lệnh Buy của mình, điểm take profit thì ngược lại với điểm Sell của trader.

10. Chỉ báo phạm vi thực trung bình – ATR

Chỉ báo phạm vi thực trung bình - ATR
Chỉ báo phạm vi thực trung bình – ATR

Phạm vi thực trung bình (ATR) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật đo lường sự biến động của thị trường bằng cách phân tách toàn bộ phạm vi giá tài sản trong khoảng thời gian đó.

Chỉ báo ATR có thể được sử dụng bởi các kỹ thuật viên thị trường để vào và thoát khỏi các lệnh giao dịch và nó được coi là một công cụ hữu ích để thêm vào hệ thống giao dịch. ATR được tạo ra để cho phép các nhà đầu tư đo lường chính xác hơn sự biến động hàng ngày của tài sản bằng cách sử dụng các phép tính đơn giản.

Chỉ báo không chỉ ra hướng giá; thay vào đó, nó được sử dụng chủ yếu để đo sự biến động do các khoảng trống gây ra và giới hạn các chuyển động lên hoặc xuống. ATR khá đơn giản để tính toán và chỉ cần dữ liệu giá lịch sử.

Phần kết

Nhà đầu tư nên lưu ý rằng khi sử dụng các chỉ báo giao dịch bạn không bao giờ nên sử dụng một chỉ báo riêng lẻ hoặc sử dụng quá nhiều chỉ báo cùng một lúc. Việc kết hợp một vài chỉ báo với nhau sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán một cách chính xác hơn các xu hướng thị trường sắp diễn ra để đưa ra các chiến lược giao dịch phù hợp mang lại hiệu quả.

Bài viết trên đã tổng hợp Top 10 chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả nhất trong giao dịch Forex mà nhà đầu tư có thể tham khảo trước khi đưa ra một quyết định giao dịch nào đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *