Keltner Channel là gì? Sử dụng như thế nào để hiệu quả?

Keltner Bands hay còn gọi Keltner Channel, đây là một chỉ báo cực kỳ mạnh mẽ và hiệu quả, cho thấy những bất thường trong hành vi giá cho nhà đầu tư. Mặc dù vậy, các đầu tư thường ưu tiên  sử dụng Dải Bollinger (một chỉ báo có cấu trúc tương tự như kênh keltner), vì vậy Kênh Keltner ít được các nhà đầu tư quan tâm và biết đến hơn. Tuy nhiên đây cũng là một chỉ báo thú vị có thể khắc phục được một số lỗi mà Bollinger Bands đang mắc phải. Cùng đánh giá sàn tìm hiểu về Keltner Channel  ở bài viết sau và ý nghĩa của chúng.

1. Chỉ báo Keltner Channel là gì?

Chỉ báo Keltner Channel là gì?
Chỉ báo Keltner Channel là gì?

Keltner Channel hay Kênh Keltner là một dải băng bao xung quanh và chạy theo giá, bao gồm một đường trung tâm, 1 đường kênh trên và 1 đường kênh dưới. 2 đường kênh trên và dưới cách đường trung tâm một hoặc nhiều ATR. Chỉ báo này là một loại chỉ báo chậm, thuộc nhóm các chỉ báo thể hiện phạm vi giá cũng tương tự như Bollinger Bands.

Chỉ báo này được phát triển bởi nhà giao dịch Chester W. Keltner giới thiệu lần đầu năm 1960, trong cuốn sách “How To Make Money in Commodities” (Làm thế nào để kiếm tiền trên thị trường hàng hóa).

2. Các thành phần của Keltner Channel

  • Đường trung tâm: Chính là đường trung bình động MA, thường sẽ có giá trị là EMA 20.
  • Đường kênh trên: Được tính bằng cách lấy đường trung tâm cộng cho một, hai hoặc ba ATR.
  • Đường kênh dưới: Được tính bằng cách lấy đường trung tâm cộng cho một, hai hoặc ba ATR.

Có thể nói Keltner Channel là chỉ báo 2 trong 1, là sự kết hợp giữa đường EMA và chỉ báo ATR. Nếu đường EMA chỉ ra xu hướng giá thì chỉ báo ATR lại chỉ ra độ biến động của nến. Cũng chính vì vậy, chỉ báo này giúp nhà đầu tư biết được diễn biến xu hướng giá hiện tại tăng hay giảm cũng như những thông tin về phạm vi biến động giá.

Khi vẽ Keltner Channel, trader sẽ cài đặt các thông số như sau:

  • Chọn loại MA: Có nhiều sự lựa chọn về đường MA như SMA, EMA, DMA, WMA. Mỗi loại MA có những đặc điểm riêng. Thông thường, EMA được chọn làm đường trung tâm.
  • Các thông số cho MA: Các thông số cao sẽ hiển thị các xu hướng dài hạn và các loại nhiễu. Nhưng nếu trader muốn chỉ số phản ứng nhanh với giá, thì có thể chọn chỉ số thấp hơn. Đặc điểm kỹ thuật mặc định là 20
  • Các thông số cho ATR: Nhà đầu tư muốn đường kênh trên và kênh dưới là bao nhiêu ATR? 1 ATR sẽ hơi ngắn vì khi đó Keltner Channel sẽ ôm giá và tiếp tục phá vỡ. 4 ATR có thể hơi lâu vì khi đó giá hiếm khi chạm vào 2 kênh của chỉ số. Tùy theo thị trường mà bạn có thể tùy chỉnh thông số kỹ thuật này cho phù hợp. Chọn thông số kỹ thuật cho Keltner Channel bao bọc được phần lớn biểu đồ giá, khoảng 90 – 95% là thích hợp.

3. Ý nghĩa của chỉ báo Keltner Channel

  • Thứ nhất, độ dốc của kênh sẽ thể hiện xu hướng của giá. Nếu kênh dốc lên, xu hướng ngắn hạn hiện tại là tăng trong khi nếu kênh dốc xuống, xu hướng ngắn hạn hiện tại là giảm.
  • Thứ hai, kênh trên đóng vai trò kháng cự trong khi kênh dưới đóng vai trò hỗ trợ. Khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng, giá có xu hướng giảm khi chạm vào kênh trên và bật lên khi chạm vào kênh dưới. Tuy nhiên, khi xu hướng tăng xuất hiện, biểu đồ có thể liên tục chạm vào đường kênh phía trên. Tương tự như vậy, khi thị trường giảm, giá có thể liên tục chạm vào kênh thấp hơn.

4. Sự so sánh giữa Keltner Channel và Bollinger Bands

Dải Bollinger là một chỉ báo cổ điển mà mọi tài liệu cá nhân về phân tích kỹ thuật cũng đều đề cập đến. Dải Bollinger sử dụng độ lệch chuẩn của giá để thêm vào đường trung tâm, tạo ranh giới trên và dưới. Vì vậy, đã khiến cho Bollinger Bands có độ rộng thay đổi liên tục, chúng phản ứng rất mạnh khi giá thị trường đột ngột bị thay đổi.

Trong khi đó, Keltner Channel sử dụng ATR để thêm vào đường trung tâm để làm cho nó ổn định, dễ quan sát và cung cấp các ngưỡng hỗ trợ / kháng cự rõ ràng hơn. Đây là lý do tại sao nhiều nhà giao dịch thích Keltner Channel hơn Bollinger Bands.

5. Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Keltner Channel

5.1. Giao dịch breakout (phá vỡ) với Keltner Channel

Giao dịch với các đột phá có nghĩa là nhà đầu tư sẽ bắt kịp xu hướng mới ngay khi nó hình thành. Nếu thị trường ở trạng thái “ảm đạm”, giá sẽ lên xuống giữa các đường kênh keltner. Tuy nhiên, khi có một xu hướng mới diễn ra, nó sẽ kích hoạt giá di chuyển mạnh theo một hướng, phá vỡ đường kênh Keltner Channel. Nhà đầu tư nên bám sát hướng di chuyển của thị trường khi 1 trong 2 kênh bị vỡ.

Lưu ý rằng các đột phá giả vẫn tồn tại rất nhiều trên thị trường vì vậy trader cần có sự xác nhận ít nhất một chỉ số xu hướng để hỗ trợ giao dịch theo cách này, chẳng hạn như chỉ số ADX.

  • Đảm bảo rằng Keltner Channel ban đầu đi ngang, có nghĩa là thị trường vẫn chưa có xu hướng rõ ràng.
  • Khi có sự xuất hiện của breakout, chỉ số ADX phải có giá trị trên 20
  • Mua khi thân nến đóng trên Keltner Channel, bán khi nến đóng bên dưới Keltner Channel
  • Cắt lỗ được đặt ở dưới cùng của thanh nến gần nhất và chốt lời khi giá thu hồi chạm vào đường trung tâm của Keltner Channel
Giao dịch breakout (phá vỡ) với Keltner Channel
Giao dịch breakout (phá vỡ) với Keltner Channel

5.2. Giao dịch theo đường hỗ trợ/kháng cự với Keltner Channel

Giá có thể di chuyển theo xu hướng hoặc di chuyển trong phạm vi giao dịch. Thị trường tăng nhưng chưa chạm điểm chốt lời đã quay đầu giảm khiến nhà đầu tư mới hoang mang dẫn đến việc cắt lệnh mua rồi chuyển sang bán. Ngay sau khi họ vào lệnh bán, giá đột ngột tăng trở lại, kết quả sau đó thì bạn đã biết.

Tuy nhiên, trader cần biết hầu hết thời gian thị trường ngoại hối di chuyển trong phạm vi giao dịch, vì vậy chúng ta cần chuẩn bị chiến lược để giao dịch trong trạng thái này.

Nhà đầu tư có thể kết hợp thêm với một chỉ báo như RSI để tiến hành vào lệnh như sau:

  • Đảm bảo rằng Kênh keltner nằm ngang, không giao dịch theo cách này khi đường kênh dốc lên hoặc xuống
  • Trader vào lệnh mua khi chỉ báo RSI giảm xuống dưới 10 và giá đóng cửa để chạm vào kênh dưới của Keltner Channel. Mức stop loss được đặt ở dưới cùng của kênh dưới cùng, take profit khi RSI tăng trên 90
  • Trader vào lệnh bán khi chỉ báo RSI tăng trên mốc 90 và giá gần chạm vào kênh trên của Keltner Channel. Mức stop loss được đặt phía trên đường kênh phía trên, take profit khi RSI tăng trên 90
Giao dịch theo đường hỗ trợ/kháng cự với Keltner Channel
Giao dịch theo đường hỗ trợ/kháng cự với Keltner Channel

5.3. Giao dịch theo pullback với Keltner Channel

Đây là cách giao dịch theo xu hướng dài hạn nhưng đợi sóng đi ngược chiều mới vào lệnh.

Như hình ví dụ. Giá đang trong xu hướng tăng mạnh, biểu hiện bằng độ dốc của kênh Keltner. Nhà đầu tư sẽ mua khi giá giảm và chạm vào đường trung tâm của Kênh Keltner. Nhà đầu tư cũng lưu ý rằng không thực hiện lệnh giao dịch mua khi giá chạm vào kênh trên trong xu hướng tăng và không bán khi giá chạm vào đường dưới trong xu hướng giảm.

Giao dịch theo pullback với Keltner Channel
Giao dịch theo pullback với Keltner Channel

6. Hạn chế của Keltner Channel

Tính hữu dụng của Keltner Channel phần lớn phụ thuộc vào cách thiết lập các đường trên biểu đồ giá. Nhà dầu tư cần phải xác định cách họ muốn sử dụng chỉ báo và sau đó thiết lập nó làm sao để giúp thực hiện được mục đích đó.

Phạm vi giá cũng có thể mất chức năng như một đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự và dường như có rất ít khả năng dự đoán.

Phần kết

Trên đây là những kiến thức tổng quan về Keltner Channel. Trong khi Keltner Channel có thể giúp xác định xu hướng và cung cấp một số dấu hiệu để giao dịch, trader vẫn nên kết hợp với các phương pháp phân tích hành động giá và các chỉ báo kỹ thuật khác để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *