Ngoài các mô hình giá đơn giản đã được giới thiệu ở những bài trước đây, bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ giới thiệu một mô hình giá nâng cao hơn đó là các mô hình giá Harmonic.
Bản chất của mô hình này là giúp người chơi phát hiện ra những điểm giá thể bật lại ở những xu hướng gần đây. Cùng tìm hiểu mô hình giá Harmonic này là gì và gồm có những mô hình nào ở bài dưới đây.
1. Mô hình giá Harmonic là gì?
Mô hình giá Harmonic được phát triển bởi một nhà đầu tư là H.M.Gartley vào khoảng năm 1932 – 1935 được giới thiệu trong một cuốn sách do chính ông viết có tựa đề: “Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán”. Đây là mô hình cung cấp tín hiệu đảo chiều xu hướng trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính.
Ban đầu mô hình này được ứng dụng trên thị trường chứng khoán, sau khi thị trường Forex phát triển mô hình này mới được sử dụng phổ biến.
Mô hình giá Harmonic có 2 dạng là Bullish Gartley và Bearish Gartley. Ban đầu mô hình chỉ là một hình trơn, không có các con số Fibonacci trong hình. Mô hình giá Harmonic nguyên thủy của Gartley:
Đặc điểm:
- Mô hình giá Harmonic được hình thành bởi 5 điểm được nối với nhau tạo thành hình hai ngọn núi hoặc 2 ngọn núi ngược.
- Trong mô hình giá Bullish Gartley thì điểm C luôn thấp hơn điểm A, điểm D luôn cao hơn điểm X.
- Trong mô hình giá Bearish Gartley thì điểm C luôn cao hơn điểm A, điểm D luôn thấp hơn điểm X.
2. Một số mô hình giá Harmonic:
- Mô hình ABCD
- Mô hình 3 sóng ngang (Three-drive Pattern)
- Mô hình Gartley
- Mô hình con cua (Grab Pattern)
- Mô hình con dơi (Bat Pattern)
- Mô hình con bướm (Butterfly Pattern)
3. Cách giao dịch với mô hình giá Harmonic
Để giao dịch với mô hình giá Harmonic, nhà đầu tư phải đợi mô hình giá này xuất hiện một cách hoàn chỉnh sau đó bạn mới có thể tiến hàng giao dịch được.
Nhà đầu tư có thể xác nhận mô hình giá Harmonic đã được hoàn thành chưa thông qua 3 bước sau:
- Trader cần xác định vị trí của mô hình giá Harmonic tiềm năng
- Thực hiện đo đạc mô hình giá Harmonic tiềm năng
- Vào lệnh sau khi mô hình giá được hình thành
Bằng cách thực hiện đầy đủ 3 bước này, nhà đầu tư có thể thu về được lợi nhuận cao qua các giao dịch.
Bước 1: Xác định vị trí của mô hình Harmonic tiềm năng
Tại thời điểm này, nhà đầu tư chưa thể xác định được đây là mô hình 3 sóng ngang, mô hình con cua hay mô hình con dơi…Điều đầu tiên là trader nên đánh dấu các điểm đảo chiều.
Bước 2: Thực hiện đo đạc mô hình giá tiềm năng
Sử dụng công cụ Fibonacci để có thể xác định:
- Đoạn BC phải bằng 0.618 đoạn AB hồi lại.
- Đoạn CD phải bằng 1.272 đoạn BC mở rộng.
- Độ dài của đường AB phải bằng với độ dài của đường CD.
Mô hình này đạt điều kiện cho mẫu ABCD tăng, đây được xem là tin hiệu mua mạnh.
Bước 3: Thực hiện giao dịch
Khi mô hình được hoàn thành, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch lệnh. Vào lệnh Buy tại điểm D với Fibonacci mở rộng bằng 1.272 đoạn CB, sau đó đặt điểm stop loss nằm dưới lệnh Buy một vài pip.
Mô hình giá Harmonic rất hoàn hảo khiến nhà đầu tư rất khó phát hiện. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần tinh ý để phát hiện ra mô hình và chờ đợi đến khi mô hình hoàn thành thì mới bắt đầu tham gia giao dịch để đạt được hiệu quả.
4. Ưu và nhược điểm của mô hình giá Harmonic
4.1. Ưu điểm
- Mô hình này cung cấp các dự đoán giá trong tương lai, chính vì vậy mô hình giá Harmonic được xem là chỉ báo hàng đầu.
- Các mô hình này được hình thành thường xuyên, lặp lại, đáng tin cậy.
- Quy tắc giao dịch được chuẩn hóa bởi việc sử dụng công cụ Fibonacci.
- Hoạt động hiệu quả đối với các thị trường Forex, chứng khoán
4.2. Nhược điểm
- Mô hình giá Harmonic khá phức tạp và rất khó để nhận biết.
- Các mâu thuẫn với Fibonacci làm cho nhà đầu tư khó xác định vùng đảo chiều.
- Sự phức tạp của mô hình diễn ra khi các mẫu đối lập hình thành từ cùng một điểm đảo chiều hoặc các điểm đảo chiều / khung thời gian khác nhau.
Phần kết
Những thông tin trên giúp nhà đầu tư phần nào nắm được thông tin về mô hình giá Harmonic. Trader nên luyện tập cùng với đó là tích lũy kinh nghiệm trong quá trình giao dịch khi sử dụng mô hình giá này để có thể đạt được lợi nhuận tốt nhất.