Chỉ báo Parabolic sar là gì? Cách sử dụng chỉ báo PSAR

Trong thị trường tài chính, có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định giao dịch. Bài viết dưới đây, đánh giá sàn cùng bạn tìm hiểu về một loại chỉ báo cũng khá phổ biến trên thị trường là chỉ báo Parabolic SAR (Parabolic Stop And Reverse). Vậy chỉ báo Parabolic SAR là gì, đặc điểm và chức năng của nó có gì đặc biệt? Cùng theo dõi bài viết sau nhé!

1. Chỉ báo Parabolic SAR (PSAR) là gì?

Chỉ báo Parabolic sar là gì
Chỉ báo Parabolic sar là gì

Chỉ báo Parabolic SAR là một chỉ báo trễ được tạo ra bởi J. Welles Wilder Jr. Ông cũng chính là người đã sáng tạo ra một số chỉ báo phổ biến như RSI (Relative Strength Index), ATR (Average True Range), ADX (Average Directional Index). Đây là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để xác định hướng đi của giá, đồng thời cảnh báo khi hướng giá thay đổi.

Ngoài ra chỉ báo PSAR còn được biết đến với tên gọi là hệ thống dừng và đảo chiều. Chỉ báo PSAR này khi sử dụng trong các công cụ phân tích kĩ thuật có dạng như một chuỗi dấu chấm nhỏ và nó thường nằm trên hoặc dưới đường giá.

2. Đặc điểm của đường chỉ báo

Công thức tính chỉ báo Parabolic SAR (PSAR)
Công thức tính chỉ báo Parabolic SAR (PSAR)

2.1. Công thức tính chỉ báo Parabolic SAR (PSAR)

PSAR n + 1 = PSAR n + AF x (EP – PSAR n)

Trong đó:

  • PSAR n + 1 là giá trị PSAR tiếp theo, SAR n là giá trị PSAR hiện tại.
  • EP (Extreme Price) là điểm cực trị của một xu hướng. EP là giá cao nhất trong xu hướng tăng và nó cũng là giá thấp nhất trong xu hướng giảm.
  • AF (Acceleration Factor) là chỉ số gia tốc trong công thức.

2.2. Thông số cài đặt

Thông số mặc định của AF trong tính toán PSAR là 0.02.

Đây là thông số tối ưu nhất được J. Welles Wilder Jr đưa ra sau nhiều quá trình nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, vì vậy chúng ta cũng sẽ sử dụng thông số mặc định AF = 0.02.

2.3. Công dụng của chỉ báo Parabolic SAR (PSAR)

Chỉ báo Parabolic SAR có 3 công dụng chính:

  • Tìm lệnh thoát (lỗ và chốt lời): ví dụ mở một lệnh mua và giá tiếp tục tăng, lúc này nhà giao dịch có thể dịch chuyển lệnh Stop loss lên cao hơn. Parabolic SAR lúc này sẽ tăng theo sự tăng giá, các dấu chấm của chỉ báo sẽ cho nhà đầu tư biết được tín hiệu để dời lệnh Stop Loss.
  • Xác định xu hướng: Nếu các chấm nằm dưới giá thì báo hiệu xu hướng tăng, lúc này chỉ báo Parabolic SAR cũng báo hiệu sự đảo chiều giảm khi cắt ngang giá để đi lên và tạo thành 3 chấm từ trên xuống dưới thân nến. Nếu các chấm nằm trên giá thì báo hiệu xu hướng giảm, lúc này chỉ số Parabolic SAR sẽ báo hiệu sự thay đổi lên xuống khi cắt ngang giá để đi xuống tạo thành 3 chấm từ dưới lên dưới thân nến.
  • Xác định các điểm lệnh: trader nên đóng lệnh mua khi giá gần bên dưới chỉ báo, đóng lệnh bán khi giá lên trên các dấu chấm của chỉ số Parabolic SAR, và quan trọng nhà đầu tư nên nhớ rằng giữ các lệnh mở theo hướng di chuyển của chỉ báo.

Parabolic SAR có điểm mạnh nhất là giúp nhà đầu tư thoát khỏi giao dịch sớm khi cảnh báo xu hướng có thể đã kết thúc hơn là mục đích xác định xu hướng và giao dịch trực tiếp.

Trong xu hướng tăng (thị trường tăng), các chấm Parabolic SAR nằm bên dưới của biểu đồ giá.

Ngược lại, trong xu hướng giảm (Thị trường giảm giá), các dấu chấm của chỉ số Parabolic SAR nằm phía trên của biểu đồ giá.

Trong một xu hướng mạnh (tăng hoặc giảm mạnh), khoảng cách giữa giá và dấu chấm ngày càng rộng.

Tuy nhiên, nếu thị trường không có xu hướng (thị trường đi ngang) thì các dấu chấm và giá thường cắt cùng nhau và tỏ ra không hiệu quả hoặc cũng có thể làm cho nhà giao dịch nhận tín hiệu sai.

3. Cách sử dụng chỉ báo Parabolic SAR (PSAR)

Chỉ báo Parabolic SAR (PSAR)
Chỉ báo Parabolic SAR (PSAR)

Chỉ báo Parabolic SAR là một chỉ báo khá phổ biến được các trader sử dụng để xác định xu hướng thị trường ngắn hạn trong tương lai vì chỉ báo Parabolic SAR rất dễ sử dụng, và chỉ có một số nguyên tắc đơn giản.

Khi các dấu chấm nằm dưới nến, thì đó chính là tín hiệu cho nhà đầu tư có thể giao dịch lệnh BUY, ngược lại khi mà các chấm nằm phía trên nến, thì đó chính là tín hiệu giao dịch lệnh SELL. Nhà giao dịch nên chú ý không nên sử dụng tín hiệu khi thị trường đi ngang vì rất có thể dẫn đến nhiều tín hiệu sai khi giá đi ngang hoặc giao dịch trong một thị trường biến động nên chỉ số PSAR sẽ giúp nhà đầu tư giao dịch tốt trong khi giá đang trong xu thế tăng.

Công cụ chỉ báo Parabolic SAR này cũng là một phương pháp để đặt lệnh cắt lỗ. Nếu giá đang tăng, nhà đầu tư nên di chuyển điểm cắt lỗ để khớp với chỉ báo Parabolic SAR và tiếp tục chặn mức lỗ như vậy từ lệnh Bán cho đến khi giá giảm, sau đó di chuyển điểm cắt lỗ để khớp với điểm của chỉ báo sau mỗi hình nến giá.

Tín hiệu Chỉ báo Parabolic sar
Tín hiệu Chỉ báo Parabolic sar

Tín hiệu mua: Nhà đầu tư mua khi giá đóng cửa nằm trên đường chỉ báo Parabolic SAR và nhớ rằng đường Parabolic SAR phải cao hơn đường giá, tức là khi đường Parabolic SAR di chuyển từ giá trị cao xuống giá trị thấp, trader nên ngừng giao dịch phân tán hoặc bán khống để chờ đợi sự xuất hiện tín hiệu đảo chiều xu hướng mạnh hoặc cũng có thể mua để đầu tư trong thời gian dài hạn.

Tín hiệu bán:  Tín hiệu bán sẽ xuất hiện khi giá đóng cửa nằm dưới chỉ báo Parabolic SAR và song song với đường chỉ báo Parabolic SAR thấp hơn đường giá. Tại thời điểm này, đường chỉ báo Parabolic SAR thay đổi từ mức thấp hơn đường giá lên mức cao hơn đường giá thì các nhà đầu tư nên ngưng lại, đồng thời có thể bán ra để thoát khỏi xu hướng dài hạn hiện tại và chờ sự đảo chiều trong ngắn hạn.

Cuối cùng là với tín hiệu thoát lệnh: hiệu quả lớn nhất khi sử dụng chỉ báo Parabolic SAR để xác định điểm thoát lệnh là nhằm bảo vệ thành quả giao dịch. Nếu dựa trên tính chất là trong xu hướng tăng giá, chỉ báo PSAR không bao giờ giảm, luôn nằm dưới đường giá và ngược lại. Nhà đầu tư không những có thể nâng dần điểm thoát khỏi thị trường trong một xu hướng tăng giá mà bên cạnh đó còn hạ dần điểm thoát lệnh trong một xu hướng giảm giá. Nếu đường giảm giá đổi chiều, nó sẽ phải cắt qua đường chỉ báo Parabolic SAR, cũng chính là cắt điểm thoát lệnh- điểm mẫu chốt để bảo vệ thành quả.

Nói chung, chỉ báo Parabolic SAR không những được sử dụng để xác định hướng đi của giá và đặt lệnh, chốt lỗ mà nó còn có xu hướng tạo ra được kết quả tốt khi giá đang theo 1 xu hướng.

Phần kết

Chỉ báo Parabolic SAR là một trong những chỉ báo khá quan trọng trong quá trình gia dịch của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ báo Parabolic SAR độc lập để thiết lập lệnh giao dịch không thực sự mang lại xác suất thành công cao. Để tăng hiệu quả, cũng như tỷ lệ thành công cho các giao dịch, nhà giao dịch nên kết hợp chỉ báo PSAR với một hoặc nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác như hỗ trợ và kháng cự, kênh giá, đường trung bình động (SMA),…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *