Chính sách tiền tệ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế?

Nền kinh tế của một quốc gia ổn định hay không phục thuộc vào sự điều hành của chính phủ thông qua việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Trong đó chính sách tiền tệ được xem là công cụ quan trọng nhất. Yếu tố tiền tệ cũng như hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế của một quốc gia. Có thể thấy chính sách tiền tệ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn tiền cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Vậy chính sách tiền tệ là gì?

Theo chân danhgiasan.com ở bài viết sau để có thể tìm hiểu rõ hơn về chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng với nền kinh tế như thế nào?

1. Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) là chính sách kinh tế vĩ mô sử dụng các công cụ tín dụng và hối đoái để tác động đến cung tiền cho nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu như ổn định và ổn định tiền tệ, giá cả, lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế…

Chính sách tiền tệ có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trên toàn bộ nền kinh tế. Thông qua các chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương của chính phủ có thể kiểm soát được dòng tiền một cách tốt hơn để từ đó kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ còn được coi là một công cụ giúp kiểm soát hệ thống các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng.

Giao dịch ngoại hối là gì

2. Vai trò của chính sách tiền tệ 

Vai trò của chính sách tiền tệ 
Vai trò của chính sách tiền tệ

2.1. Tạo hệ thống việc làm cho người dân

Việc một chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng nguồn nhân lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và cũng từ đó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế một quốc gia. Tỷ lệ thất nghiệp giảm đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát tăng cao. Cũng từ đó, cho thấy trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương là cần vận dụng những công cụ của mình để tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh và đồng thời tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

2.2. Tăng trưởng kinh tế

Mục đích tăng trưởng kinh tế được xem là quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Sự tăng trưởng kinh tế thông qua 2 yếu tố chính là lãi suất và số cầu tổng quát. Khối lượng tiền tệ tăng hay giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất và số cầu tổng quát. Từ đó ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động đến tổng sản lượng của một quốc gia cũng có nghĩa là tác động đến sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.

2.3. Ổn định giá cả

Sự ổn định về giá cả thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vi mô và vĩ mô. Sự ổn định giá giúp cho nhà nước có thể đề ra những phương án phát triển nền kinh tế đạt được hiệu quả hơn bởi việc loại bỏ được sự biến động của giá cả. Bên cạnh đó, ổn định giá cả còn giúp cho môi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt các nguồn lực của xã hội cũng như việc thúc đẩy các doanh nghiệp và các nhân đem lại lợi ích cho xã hội.

2.4. Ổn định lãi suất

Những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế bấp bênh và khó lập kế hoạch cho tương lai. Chính vì vậy,  việc ổn định lãi suất chính là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được thành lập từ tiền gửi của xã hội và hệ thống lãi suất linh hoạt phù hợp với sự vận động của chế chế thị trường.

2.5. Ổn định thị trường tài chính

Ổn định thị trường tài chính, một mục tiêu rất quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế của chính phủ. Ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi chính sự ổn định lãi suất bởi những sự biến động lãi suất cũng gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính.

2.6. Ổn định thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối được xem là một trong những thị trường tài chính hoạt động sôi nổi nhất hiện nay, chính tại thị trường này tỷ giá hối đoái được xác định. Tỷ giá hối đoái ổn định không chỉ có tác động tích cực mà nó còn mang lại ý nghĩa lớn đối với việc củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính sách tỷ giá cũng là yếu tố vĩ mô rất quan trọng mà nhà đầu tư xem xét trước khi thực hiện công tác giao dịch. Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền, từ đó ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó.

Tổ chức FED là gì

3. Các loại chính sách tiền tệ

Có hai loại chính sách tiền tệ: chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt.

Chính sách tiền tệ mở rộng là gì?

Chính sách tiền tệ mở rộng hay chính sách tiền tệ nới lỏng là gì? Việc Ngân hàng Nhà nước tăng cung tiền cho nền kinh tế nhiều hơn bình thường. Để làm được điều này, NHNN sẽ thực hiện 1 hoặc kết hợp 2 trong 3 cách gồm hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng mua trên thị trường chứng khoán.

Lúc này, lãi suất giảm, doanh nghiệp vay vốn phát triển kinh doanh nhiều hơn, người dân cũng tiêu dùng nhiều hơn làm cho tổng cầu tăng, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Từ đó, quy mô nền kinh tế được mở rộng, thu nhập của người lao động tăng lên, thất nghiệp giảm. Vì vậy, chính sách này thường được sử dụng khi nền kinh tế suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Chính sách tiền tệ thu hẹp là gì?

Chính sách thu hẹp tiền tệ hay chính sách tiền tệ thắt chặt là việc Ngân hàng Nhà nước giảm cung ứng tiền của nền kinh tế. Điều này được thực hiện thông qua các hành động như tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bán chứng khoán ra thị trường.

Khi đó, lãi suất tăng, các cá nhân và tổ chức thận trọng hơn trong chi tiêu và đầu tư, làm cho tổng cầu giảm, kéo theo mức giá chung cũng giảm theo. Chính sách này được sử dụng khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh và lạm phát cao.

4. Những thông tin cơ bản cũng như công cụ thực hiện chính sách tiền tệ

công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
công cụ thực hiện chính sách tiền tệ

Cung ứng tiền cho nền kinh tế là nội dung quan trọng nhất khi tìm hiểu về chính sách tiền tệ. Việc cung ứng nguồn tiền có thể thông qua tín dụng hoặc thông qua các hoạt động của thị trường mở (mua bán các loại giấy tờ có giá trị), thị trường hối đoái (mua bán các cặp tiền tệ)… Để điều tiết được lượng tiền tệ cung ứng, ngân hàng Trung ương của chính phủ thường sử dụng các công cụ khác nhau trong đó có thể kể đến  như lãi suất, tỷ suất, dự trữ bắt buộc….

Chính sách tiền tệ sinh ra để điều tiết nguồn tiền nên có thể nói chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là điều hiển nhiên.

Tìm hiểu một số chính sách điều tiết tiền tệ như sau:

  • Công cụ tái cấp vốn: đây là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng về thương mại. Khi cấp tài khoản tín dụng cho 1 ngân hàng thương mại đồng nghĩa với việc Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng lên đồng thời tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại khai thông khả năng thanh toán.
  • Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: đây là một quy định của Ngân hàng Trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi bắt buộc các ngân hàng thương mại phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại này phải bằng hoặc cao hơn những tuyệt đối không được thấp hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
  • Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán các loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu về giấy tờ có giá.
  • Công cụ lãi suất tín dụng: là một công cụ can thiệp trực tiếp để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng được hiểu là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
  • Tỷ giá hối đoái: là sự tương quan sức mua đồng nội tệ và đồng tiền ngoại tệ. Tỷ giá này vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ lại vừa biểu hiện mối quan hệ cung – cầu ngoại hối. Đây được xem là công cụ hay đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá cũng tác động mạnh đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.

Cập nhật giá vàng online

Vai trò của chính sách tiền tệ với nền kinh tế?

Chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Thông qua chính sách này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước kiểm soát hệ thống tiền tệ.

Qua đó đạt được các mục tiêu như kiểm soát lạm phát, giảm thất nghiệp, ổn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát hoạt động của tất cả các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên phạm vi cả nước.

Phần kết

Những thông tin trên có thể thấy chính sách tiền tệ là một trong những công cụ rất quan trọng để quản lý cũng như điều tiết nền kinh tế. Chính sách tiền tệ góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, ổn định được thị trường ngoại hối,… giúp từng bước phục hồi nền kinh tế cũng như thích ứng với xu thế toàn cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *