Trong bài trước, đánh giá sàn có đề cập đến các mô hình giá phổ biến trên thị trường hiện nay. Một trong số đó là mô hình 2 đáy hay còn gọi là Double Bottom. Đây được xem là một trong số các mô hình giá đảo chiều xu hướng vi diệu nhất mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm được chính bởi hiệu quả mà nó mang lại. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình 2 đáy là gì? cách sử dụng nó như thế nào để đạt được hiệu quả nhất.
Mô hình 2 đáy (Double Bottom) là gì?
Mô hình 2 đáy được biết là mô hình đảo chiều xu hướng, nó thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm để biến 1 xu hướng giảm quay đầu trở thành xu hướng giá tăng. Điều này đồng nghĩa với việc khi nhà đầu tư nhìn thấy mô hình này, thì có thể tín hiệu thị trường dự báo xu hướng tăng chuẩn bị diễn ra.
Mô hình Double Bottom được hình thành khi tại xu hướng giảm, nhà đầu tư sẽ nhìn thấy 1 đáy mới được hình thành, sau đó chúng bắt đầu di chuyển lên trên và hình thành 1 mức kháng cự mới hay còn gọi là đường neckline hay đường viền cổ.
Bước vào giai đoạn 2, lúc này giá sẽ di chuyển xuống dưới tiếp tục tạo đáy thứ 2 xấp xỉ với đáy thứ nhất và không bị phá vỡ, sau đó tiến lên để phá vỡ đường neckline và hình thành nên mô hình 2 đáy.
Ý tưởng hình thành nên mô hình 2 đáy này là sự thất bại của bên bán không đủ sức tạo ra các đáy thấp hơn một trong những đặc trưng tiêu biểu hình thành xu hướng giảm giá. Chính vì vậy, phần 2 đáy này gần như bằng nhau và sẽ trở thành 1 vùng hỗ trợ cứng trong tương lai.
Quy tắc giao dịch với mô hình 2 đáy (Double Bottom)
Để giao dịch với mô hình 2 đáy, nhà đầu tư cần phải chờ mô hình 2 đáy được hoàn toàn hình thành. Đặc biệt là đáy thứ 2 luôn phải ngang bằng hoặc thấp hơn 1 chút so với đáy 1, nếu chúng bị phá vỡ thì mô hình này không có giá trị gì nữa.
Để giao dịch theo mô hình 2 đáy nhà đầu tư cần lưu ý các điều sau:
- Phải có 1 xu hướng giảm cực mạnh trước đó
- Hai đáy ngang bằng nhau (nếu đáy sau thấp hơn đáy trước thì trader cần phải căn cứ thêm 1 số yếu tố khác như có nến xác nhận đảo chiều hoặc xuất hiện phân kỳ).
- Chờ nến phá vỡ đường viền cổ neckline (nếu giá không thể phá vỡ đường viền cổ thì coi như mô hình 2 đáy đã bị thất bại).
- Quy tắc giao dịch 1- Xác định giai đoạn thị trường: Để giao dịch theo mô hình Double Bottom thì thị trường phải nằm trong 1 xu hướng giảm. Đây là điều kiện đầu tiên để mô hình được chính xác. Khi thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc đi ngang mô hình sẽ không thể phát huy hiệu quả như khi thị trường đang nằm trong 1 xu hướng giảm.
- Quy tắc giao dịch 2- Hai đáy phải ngang bằng nhau hoặc chỉ được chênh lệch tối đa là 10 pip: để tăng sự chính xác cho mô hình, 2 đáy nằm gần như ngang bằng nhau hoặc có thể xê dịch 1 chút cho phép 2 đáy chênh nhau tối đa là 10 pip.
Trường hợp nếu 2 đáy chênh nhau quá lớn, đặc biệt đáy sau thấp hơn đáy trước, lúc này trader cần có thêm 1 vài yếu tố nữa để xác định xu hướng vào lệnh như các cụm nến đảo chiều từ xu hướng giảm sang tăng như các mô hình nến Bullish Engulfing hoặc Morning Star. Hoặc để thêm phần chắc chắn, trader nên đợi các tín hiệu từ MACD hoặc RSI.
- Quy tắc giao dịch 3 – Chỉ mua giao dịch theo mô hình 2 đáy (Double Bottom) khi đường viền cổ bị phá vỡ: sau khi xác định được xu hướng thị trường và các đặc điểm hình thành nên xu thế đảo chiều. Nhà đầu tư không nên vào lệnh ngay mà cần đợi mức giá phá vỡ đường viền cổ.
- Quy tắc giao dịch 4-Điểm chốt lời = khoảng cách giá được tính từ đỉnh cao nhất của Đường viền cổ đến đáy thứ 2: đây chính là mức chốt lời mong đợi của mô hình này. Tuy nhiên, mô hình này rất dễ bị đảo chiều nên trader cần đặt lệnh cắt lỗ để tránh giá đi ngược gây thua lỗ.
- Quy tắc giao dịch 5-Điểm cắt lỗ luôn được đặt tại dưới 2 đáy (vùng hỗ trợ) hoặc phía dưới râu nến: Với mô hình này trader chỉ cần đặt cắt lỗ tại điểm thấp nhất của đáy thứ 2 hoặc dưới râu nến. Chú ý để tránh trượt giá trader nên đặt cắt lỗ cách đáy 1 chút khoảng 2 pip là được.
Phần kết
Mô hình 2 đáy (Double Bottom) là một trong những mô hình đảo chiều được nhiều nhà đầu tư sử dụng vì độ chính xác của nó. Nhằm tăng hiệu quả và sức thuyết phục hơn cho mô hình, nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo khác như RSI…