Tìm hiểu mô hình Ponzi và cách hoạt động của chúng

Khi nghe đến mô hình Ponzi nhiều người sẽ liên tưởng đây là mộ loại mô hình nào đó trong phân tích kỹ thuật, thế nhưng ngược lại, đây là một mô hình lừa đảo “khét tiếng” được các tổ chức sử dụng với nhiều hình thức khác nhau nhằm lừa đảo người chơi trong các lĩnh vực tài chính và bất động sản.

Thị trường tiền điện tử đang rất phát triển, tiềm năng mang về cho người chơi những lợi nhuận rất lớn, nhưng cũng chính điều này khiến cho những kẻ lừa đảo đánh trực tiếp vào tâm lý tham lợi nhuận cao, sử dụng mô hình Ponzi để thực hiện hàng loạt các vụ lừa đảo chấn động trên thị trường như Bitcoinnect, iFan, Hextracoin…

Không chỉ vậy, mô hình này còn được áp dụng trong các thị trường tài chính khác như thị ngoại hối, thị trường bất động sản, hàng tiêu dùng… dưới các hình thức đa cấp. Bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hình thức lừa đảo của mô hình này.

1. Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi cơ bản là một hình thức lừa đảo đầu tư, hoạt động theo cách lấy tiền của người đến sau trả cho người đến trước. Các khoản vay này được cam kết trả với mức lãi suất cực khủng, cao hơn rất nhiều lần so với các hình thức đầu tư khác, kèm theo đó là các khoản hoa hồng dành cho người giới thiệu thêm những người khác tham gia vào hệ thống.

Ban đầu, các khoản lãi suất và hoa hồng được trả đúng hạn để lấy được lòng tin, vì vậy người chơi đã bỏ tiền vào lại tiếp tục đổ thêm tiền để nhận được lãi suất cao hơn, đồng thời giới thiệu thêm nhiều người khác để nhận hoa hồng cao hơn. Cũng bởi thế mà hệ thống ngày càng mở rộng và nhiều người tham gia. Mô hình này chỉ thất bại khi không còn đủ tiền để trả cho toàn hệ thống.

Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi là gì?

2. Các mô hình Ponzi hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, khi nghe được lời mời chào hấp dẫn người chơi đồng ý tham gia vào mô hình này. Người chơi sẽ được chi trả lãi suất đúng như kỳ hạn. Thành công ban đầu này sau đó thu hút những người chơi mới, tiền mặt của người mới sau đó được sử dụng để thanh toán cho những người chơi ban đầu và cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ như vậy.

Một kế hoạch Ponzi có vẻ thành công nếu 3 điều sau đang xảy ra:

  • Các nhà đầu tư mới đang thêm tiền.
  • Các nhà đầu tư không yêu cầu hoàn trả ngay lập tức.
  • Cả hai bên vẫn tin rằng họ sẽ lấy lại được khoản đầu tư ban đầu.

3. Mô hình lừa đảo Ponzi người tham gia?

Mô hình Ponzi thực sự là một trò lừa đảo – tiền đầu tư luôn được ‘tái chế’ và công ty không bao giờ tạo ra lợi nhuận thực sự mà thực chất chỉ phân phối lại tiền. Việc cần làm là đưa ra những mức lãi suất khùng, nhưng chương trình bonus lôi kéo người chơi để các nhà đầu tư mới tiếp tục bỏ tiền của họ vào công ty.

Tuy nhiên, khi mọi người ngừng đầu tư, kế hoạch sẽ sụp đổ – thường chỉ để lại người đứng đầu với tất cả số tiền.

Đây đích thị là một trò lừa đảo bởi vì mô hình được xây dựng dựa trên ý tưởng trả tiền mà không bao giờ thành hiện thực. Hơn nữa, mô hình này rất khó phát hiện cho đến khi công ty phá sản và người chơi không thể tiếp cận các khoản đầu tư đã rót vào của mình.

4. Cách phát hiện mô hình Ponzi

Cách phát hiện mô hình Ponzi
Cách phát hiện mô hình Ponzi
  • Nhận được thông báo rằng bạn sẽ nhận được lợi nhuận đảm bảo, với rủi ro rất thấp hoặc không có.
  • Bạn bị áp lực phải đưa ra những quyết định nhanh chóng.
  • Công ty bạn sắp tham gia nhận được những đánh giá tiêu cực.
  • Bạn không hiểu chương trình hoạt động như thế nào và những người phụ trách không sẵn lòng cho bạn biết công ty kiếm tiền như thế nào.
  • Người chơi được yêu cầu giữ bí mật khoản đầu tư với gia đình và bạn bè.
  • Người chơi yêu cầu rút tiền thì sẽ nhận được rất nhiều lý do khiến bạn không thể rút được tiền.

5. Khi bị lừa bởi mô hình Ponzi trader nên làm gì?

  • Người chơi không tin đổ thêm tiền vào mô hình này
  • Cắt đứt mọi liên lạc.
  • Ghi chép lại những thông tin liên lạc liên quan tới công ty như email hay số điện thoại – những thông tin này có thể giúp bạn cung cấp bằng chứng nếu bạn cần chứng minh mình đã bị lừa đảo.
  • Báo cáo ban giám đốc và những người lãnh đạo tổ chức Ponzi cho cơ quan pháp luật.
  • Những kẻ lừa đảo thường bán thông tin chi tiết của mọi người, vì vậy hãy đề phòng những kẻ này sử dụng danh tính khác nhau để nhắm mục tiêu bạn một lần nữa.
  • Hình thức ” gian lận khôi phục tài khoản ” đây là khi những kẻ lừa đảo tự xưng là cảnh sát hoặc chuyên gia pháp lý và đề nghị giúp các nạn nhân của sự lừa đảo đó lấy lại tiền. Họ tuyên bố rằng họ có thể giúp bạn lấy lại tiền nhưng họ lại tính phí.

Phần kết

Từ những thông tin trên , nhà đầu tư nên chú ý cẩn thận trước mô hình Ponzi. Việc mất tiền từ mô hình này là rất cao. Nếu người chơi bị đánh cắp danh tính hoặc tài khoản ngân hàng bạn có thể sẽ lấy lại được tiền của mình – vì các nhà chức trách sẽ coi việc gian lận không phải do lỗi của bạn. Hãy cẩn trọng trước khi quyết định đầu tư vào bất cứ hình thức nào để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *